Trang

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu.

Anh Ba Thanh: Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng bí thư nửa nhiệm kỳ đầu khóa XII ?

Khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hé lộ một chi tiết đáng lưu ý trong báo cáo đó là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt"

30.4.12

Trung Quốc, Philippines: Lưỡng bại câu thương

Philippines khẳng định nếu xung đột với Trung Quốc xảy ra, hai bên sẽ cùng chịu tổn thất

Hôm qua (29/4), Tổng thống Philippines đã bác bỏ cảnh báo gần đây của giới chức Trung Quốc về một hành động quyết định đối với Philippines nhằm củng cố chủ quyền với bãi đá Scarborough (phía Trung Quốc gọi là Hoàng Nham).

Scarborough / Hoàng Nham là một bãi đá cạn hình móng ngựa không có người sinh sống và cách đảo lớn Luzon của Philippines khoảng 230 km về phía tây. Cả Philippines và Trung Quốc cùng tuyên bố chủ quyền đối với bãi đá này.
Bãi đá Scarborough / Hoàng Nham. (Ảnh vệ tinh: NASA)

"Chúng tôi cho rằng, vào lúc này, họ sẽ không can dự bất kỳ hành động quân sự nào", Tổng thống Benigno Aquino cho hay. Theo ông, cả Philippines và Trung Quốc đều bị thiệt hại nếu xung đột vũ trang xảy ra trong vụ tranh chấp này.

Ông cho biết đã lệnh cho quân đội không được làm vấn đề nghiêm trọng hơn. Tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc bắt đầu từ 10/4 khi tàu Trung Quốc cản tàu Philippines bắt ngư dân Trung Quốc bị Philippines tố cáo đánh bắt trộm.

Cũng hôm qua, Trung Quốc bác đề xuất của Philippines về đưa vấn đề này ra tòa án quốc tế. Vụ trưởng biên giới và hải dương Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã triệu một nhà ngoại giao Philippines để trao kháng nghị về động thái của Philippines.

Trước đó, hôm 28/4, Philippines đã lên tiếng tố cáo Trung Quốc đang chơi trò "bắt nạt" trên Biển Đông, sau khi một chiếc tàu cỡ lớn của Trung Quốc quấy rối hai tàu cỡ nhỏ của Philippines gần khu vực bãi đá tranh chấp Scarborough.

"Không ai bị thương nhưng những hành động như thế này của tàu Trung Quốc đã cho thấy mối đe dọa đối với các tàu của Philippines", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines, Raul Hernandez nói trong thông báo đưa ra hôm 28/4.

VNN 

Đối mặt với Trung Quốc, Nhật Bản tăng cường phòng thủ đảo

Phía sau quan hệ có vẻ êm đềm, Nhật Bản ngày càng hoài nghi tham vọng hàng hải của Trung Quốc và tăng cường phòng thủ các đảo ở xa.

Quân đội Nhật Bản đã tăng cường sự hiện diện của họ trên bốn đảo phía tây: Ishigaki, Yonaguni, Miyako và Iriomotejima. Trong ít tuần qua, Nhật Bản đã nỗ lực khẳng định chủ quyền với gần 100 đảo khác, phần lớn không có người ở, hình thành cơ sở của vùng đặc quyền kinh tế theo Luật Biển quốc tế.

Tuy nhiên, Trung Quốc cũng đưa ra tuyên bố chủ quyền với một số đảo trên. Nước này trở nên quả quyết hơn với lực lượng hải quân ngày càng phát triển và hiện đại.
Nhật ngày càng hoài nghi về các tham vọng hàng hải của Bắc Kinh và tăng cường phòng thủ các đảo ở xa. Ảnh: Getty Images

Tranh cãi gay gắt và kéo dài nhất trong tranh chấp lãnh thổ giữa Tokyo và Bắc Kinh là quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) nằm dưới sự quản lý của Nhật nhưng Trung Quốc khẳng định chủ quyền.

Cuộc tranh chấp này khá "im hơi lặng tiếng" kể từ sau vụ khủng hoảng ngoại giao khi lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản bắt giữ một thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc khi cho rằng đã đánh bắt trái phép và cố tình làm hư hại tàu của họ ở ngoài khơi Senkaku/Điếu Ngư.

Tuy nhiên, hai tuần qua, căng thẳng lại gia tăng trở lại sau khi một doanh nhân giàu có Trung Quốc đề nghị mua lại đảo với giá 430 triệu USD từ một gia đình Nhật sở hữu nó.

Điều này đã làm dấy lên sự giận dữ của Thị trưởng Tokyo Shintaro Ishihara - người đã tuyên bố chính quyền thành phố muốn mua lại đảo với giá 500 triệu USD. Ông Ishihara, 79 tuổi, đã bắt đầu thương lượng mua lại Uotsurijima, Kitakojima và Minamikojima - các đảo thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư nằm cách đảo Ishigaki của Nhật Bản khoảng 140 km về phía bắc.

Kyodo News cho biết ông Ishihara dự tính sẽ sử dụng ngân sách của thành phố để mua lại các đảo hiện thuộc sở hữu một công dân Nhật. Kiểm soát khu vực biển ở đây đồng nghĩa với việc kiểm soát các mỏ dầu và khí đốt dưới đáy biển. Ông Ishihara dự kiến có thể đạt được thỏa thuận chính thức với chủ các đảo này vào cuối tháng 12 năm nay sau khi nhận được sự phê chuẩn của hội đồng dân biểu thành phố Tokyo. 

Các tranh cãi đã gây rắc rối cho chính phủ của Đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ) dẫn đầu là Thủ tướng Yoshihiko Noda, người bị ông Ishihara cáo buộc không đủ cứng rắn với Bắc Kinh xung quanh vấn đề tranh chấp lãnh thổ và thể hiện sự nhân nhượng có thể khuyến khích Trung Quốc dùng vũ lực với các đảo tranh chấp. Để làm chệch hướng chỉ trích, người phụ trách chính sách của DPJ cũng là cựu ngoại trưởng - nổi tiếng vì sự thận trọng về các tham vọng của Trung Quốc - ông Seiji Maehara, nói, chính phủ nên cân nhắc việc mua lại Senkakus từ gia đình Kurihara sở hữu chúng. 

Từ khi lên nắm quyền năm 2009, chính phủ DPJ đã nỗ lực làm dịu các tuyên bố cứng rắn giữa Bắc Kinh và Tokyo.

Nhưng đằng sau những nụ cười và các cuộc gặp có vẻ hoà hợp giữa các nhà lãnh đạo, chính phủ Nhật ngày càng nản lòng với các hành động từ Trung Quốc. Với Nhật Bản, một vấn đề tranh chấp còn quan trọng hơn cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, đó là mỏ khí Shirakaba/Xuân Hiểu nằm ở đường trung tuyến giữa hai nước ở biển Hoa Đông.

Bắc Kinh và Tokyo đã ký một thoả thuận cùng phát triển ở khu vực trên trong năm 2008, nhưng chính phủ Trung Quốc đã trì hoãn dự án này trước và năm 2009 ngừng mọi cuộc thương thảo song phương cùng khai thác mỏ khí. 

Chính phủ của ông Noda nghi ngờ Bắc Kinh có ý định đơn phương khai thác khu mỏ. 

Mặc dù ông Ishihara chỉ trích chính phủ đang thoả hiệp với Bắc Kinh, nhưng theo giới quan sát, ông Noda là người quả quyết hơn hẳn những người tiền nhiệm. Ông khuấy động sự giận dữ từ Bắc Kinh vào tháng trước khi chính phủ Nhật tìm cách khẳng định chủ quyền bằng cách đặt tên cho 39 đảo không có người ở hoặc trước đây chưa có tên, đồng thời chỉ định khoảng 60 đảo khác là cơ sở cho vùng đặc quyền kinh tế của Nhật. 

Việc Triều Tiên phóng tên lửa tầm xa (dù thất bại) ngày 13/4 đã giúp Tokyo có thêm lý do để tăng cường hệ thống chặn tên lửa và rađa phòng thủ ở bốn hòn đảo phía tây của họ. Quân đội Nhật Bản còn thành lập đơn vị phòng không phản ứng nhanh có thể nhanh chóng triển khai tới các đảo bị đe dọa. Một đơn vị giám sát hàng hải mới cũng ra đời, với vai trò như nhóm quân sự đầu tiên chịu trách nhiệm bảo vệ các đảo không có người ở của Nhật.

Tháng 12 trước, bộ binh, hải quân và không quân Nhật đã tiến hành tập trận chung với các lực lượng Mỹ với bài tập giả thiết Nhật phải giành lại một trong các đảo ở phía nam bị xâm chiếm. 

Ứng viên sáng giá cho ghế chủ tịch cũng như lãnh đạo đảng của Trung Quốc - ông Tập Cận Bình đã cảnh báo Tokyo hành động thận trọng khi ứng xử với các vấn đề được coi là “lợi ích cốt lõi” với Trung Quốc. 

Hãng tư vấn chiến lược Oxford Analytica đã đánh giá tình hình quan hệ Trung - Nhật khá ảm đạm: “Khả năng xung đột vũ trang là có thật”. 

Thái An(Theo vancouversun/VNN)

29.4.12

Lính Trường Sa hôm nay


Hôm nay là ngày kỷ niệm 37 năm ngày giải phóng hoàn toàn quần đảo Trường Sa (29-4-1975). Phóng viên Tuổi Trẻ gửi về những hình ảnh mới nhất về người lính ở quần đảo yêu thương của Tổ quốc.
Những người lính Trường Sa có thể chưa đầy đôi mươi, hay những sĩ quan hải quân chuyên nghiệp. Họ có thể mới đặt chân lên đảo làm nhiệm vụ, hay quanh năm suốt tháng dãi dầu nắng gió…
“Đến tiếp đón niềm nở, ở chăm sóc tận tình, về dặn dò chu đáo” đó là khẩu hiệu tinh thần của người lính đảo Trường Sa
“Đến tiếp đón niềm nở, ở chăm sóc tận tình, về dặn dò chu đáo” đó là khẩu hiệu tinh thần của người lính đảo Trường Sa
Tất cả đều đang ngày đêm canh giữ vùng biển, vùng trời và hải đảo Trường Sa hôm nay với một quyết tâm và tình yêu nồng cháy: "Đảo là nhà, biển cả là quê hương".
Xin giới thiệu chùm ảnh ghi nhận một góc nhỏ về cuộc sống của những người lính Trường Sa hôm nay.
Cây xanh đem từ đất liền là món quà quý hiếm với người lính đảo. Trong ảnh: trồng và chăm sóc cây trên đảo Sinh Tồn
Cây xanh đem từ đất liền là món quà quý hiếm với người lính đảo. Trong ảnh: trồng và chăm sóc cây trên đảo Sinh Tồn

Thay ca gác trên đảo Trường Sa Lớn. Mỗi người lính thường phải gác bên cột đá chủ quyền giữa trời nắng nóng. Tuy nhiệm vụ vất vả nhưng với họ còn là niềm tự hào
Thay ca gác trên đảo Trường Sa Lớn. Mỗi người lính thường phải gác bên cột đá chủ quyền giữa trời nắng nóng. Tuy nhiệm vụ vất vả nhưng với họ còn là niềm tự hào
Hai trung úy Trần Xuân Nam (trái) và Vũ Xuân Sách , thuộc Trung đoàn công binh 131 lắp đặt cửa sổ công trình “Góp đá xây Trường Sa” tại cụm đảo Đá Tây. Hai anh cho biết mới ra Trường Sa hơn 4 tháng nhưng thấy yêu thương với nơi này
Hai trung úy Trần Xuân Nam (trái) và Vũ Xuân Sách , thuộc Trung đoàn công binh 131 lắp đặt cửa sổ công trình “Góp đá xây Trường Sa” tại cụm đảo Đá Tây. Hai anh cho biết mới ra Trường Sa hơn 4 tháng nhưng thấy yêu thương với nơi này  
Hình ảnh cảm động ở đảo Cô Lin: khi chân vịt của xuồng máy đưa đoàn công tác trở về tàu bị mắc kẹt vào san hô, một người lính đảo đã không chần chừ lặn xuống biển để gỡ
Hình ảnh cảm động ở đảo Cô Lin: khi chân vịt của xuồng máy đưa đoàn công tác trở về tàu bị mắc kẹt vào san hô, một người lính đảo đã không chần chừ lặn xuống biển để gỡ   
Trong các tiết mục biểu diễn văn nghệ không thể thiếu tiếng hát và nụ cười lạc quan của người lính đảo
Trong các tiết mục biểu diễn văn nghệ không thể thiếu tiếng hát và nụ cười lạc quan của người lính đảo  

Mười năm chưa về đất liền đón tết, để vơi bớt nỗi nhớ nhà,  trung úy Lương Ngọc Long (quê Thanh Hóa) nuôi con chim cu gáy làm bạn trên nhà giàn Ba Kè, vùng biển Trường Sa và thềm lục địa phía Nam
Mười năm chưa về đất liền đón tết, để vơi bớt nỗi nhớ nhà,  trung úy Lương Ngọc Long (quê Thanh Hóa) nuôi con chim cu gáy làm bạn trên nhà giàn Ba Kè, vùng biển Trường Sa và thềm lục địa phía Nam

Những người lính Trường Sa cùng hô vang lời thề bảo vệ vùng biển, vùng trời và hải đảo trong buổi chào cờ thường ngày tại đảo Song Tử Tây
Những người lính Trường Sa cùng hô vang lời thề bảo vệ vùng biển, vùng trời và hải đảo trong buổi chào cờ thường ngày tại đảo Song Tử Tây
Một buổi chào cờ trên đảo Song Tử Tây
Một buổi chào cờ trên đảo Song Tử Tây

Chiến sĩ Nguyễn Thành Quân canh gác bên cột đá chủ quyền trên đảo Song Tử Tây
Chiến sĩ Nguyễn Thành Quân canh gác bên cột đá chủ quyền trên đảo Song Tử Tây

“Đến tiếp đón niềm nở, ở chăm sóc tận tình, về dặn dò chu đáo” đó là khẩu hiệu tinh thần của người lính đảo Trường Sa
“Đến tiếp đón niềm nở, ở chăm sóc tận tình, về dặn dò chu đáo” đó là khẩu hiệu tinh thần của người lính đảo Trường Sa

Người lính canh gác trên đảo Trường Sa Đông, nơi được xem là nắng gió  khắc nghiệt nhất huyện đảo Trường Sa
Người lính canh gác trên đảo Trường Sa Đông, nơi được xem là nắng gió  khắc nghiệt nhất huyện đảo Trường Sa 
Một vòng hoa bất tử thả xuống vùng biển Cô Lin - Gạc Ma - Len Đao, nơi 64 cán bộ, chiến sĩ đã anh dũng hi sinh khi làm nhiệm vụ ngày 14-3-1988
Một vòng hoa bất tử thả xuống vùng biển Cô Lin - Gạc Ma - Len Đao
Một vòng hoa bất tử thả xuống vùng biển Cô Lin - Gạc Ma - Len Đao, nơi 64 cán bộ, chiến sĩ đã anh dũng hi sinh khi làm nhiệm vụ ngày 14-3-1988. Những người lính hôm nay đã thề “quyết tâm bảo vệ bằng được quần đảo Trường Sa - một phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc và xây dựng Trường Sa trở thành một huyện đảo giàu mạnh, ngang tầm với vị trí chiến lược trên biển Đông”
TIẾN THÀNH thực hiện

Trung Quốc bác đề xuất của Philippines đưa tranh chấp ở Biển Đông ra Tòa án quốc tế

Ngày 29-4, Trung Quốc đã "nghiêm khắc" bác bỏ đề xuất của Philippines về việc đưa cuộc tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông ra phân xử tại Tòa án quốc tế về Luật Biển.
Vụ trưởng Vụ biên giới và hải dương trực thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Đặng Trung Hoa, ngày 28-4 đã triệu một nhân viên ngoại giao cấp cao của Philippines tại Bắc Kinh tới trụ sở bộ này để trao bản kháng nghị "nghiêm khắc" đối với động thái của Philippines.
Phó đô đốc Philippines Alexander Pama (bên phải) trưng bằng chứng về việc 2 tàu hải giám Trung Quốc "xâm phạm chủ quyền Philippines" ở Scarborough
Ông Đặng khẳng định với phái viên của Philippines: "Đảo Hoàng Nham (Philíppines gọi là Scarborough) là một phần lãnh thổ không thể tách rời của Trung Quốc kể từ thời cổ đại. Không hề có cơ sở pháp lý để kêu gọi một cơ quan quốc tế phân xử".
Trước đó, Bộ Ngoại giao Philippines cáo buộc hai tàu tuần duyên của nước này làm nhiệm vụ bảo vệ đảo Scarborough đã bị tàu ngư chính của Trung Quốc "uy hiếp" vào sáng cùng ngày.
Trong ba tuần qua, khu vực mà cả Bắc Kinh và Manila đều tuyên bố chủ quyền này đã diễn ra các cuộc đối đầu gay gắt của các tàu tuần tra của hai bên.
Theo TTXVN

28.4.12

Trung Quốc điều tàu ngầm hạt nhân ra giải quyết tranh chấp ở Biển Đông

Các lực lượng vũ trang Trung Quốc đã tuyên bố sẽ "hoàn thành nhiệm vụ của mình" để bảo vệ lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông, một phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết ngày 26/4/2012.

"Lực lượng quân sự của Trung Quốc sẽ hợp tác chặt chẽ với các cơ quan liên quan, bao gồm cả cơ quan quản lý thủy sản và thực thi pháp luật hàng hải, để cùng nhau đảm bảo quyền và lợi ích hàng hải của đất nước", Geng Yansheng cho biết tại Bắc Kinh.
Trung Quốc điều tàu ngầm hạt nhân ra giải quyết tranh chấp ở Biển Đông
Đây là nhận xét chính thức đầu tiên từ lực lượng vũ trang Trung Quốc trong lúc bế tắc với một tàu chiến của Philippines tại vùng biển ngoài khơi bãi Hoàng Nham vào hôm 10/4.
Các nhà phân tích cho biết các ý kiến của lực lượng vũ trang cũng đáp ứng nhu cầu trong nước ngày càng tăng để đảm bảo chủ quyền Trung Quốc ở Biển Đông.
Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Lương Quang Liệt nói rằng bất kỳ hành động quân sự sẽ được dựa trên nhu cầu ngoại giao.

Các phương tiện truyền thông nói rằng Trung Quốc đã gửi một chiếc tàu ngầm hạt nhân ra Biển Đông, nhưng phát ngôn viên không xác nhận.

Bắc Kinh đã cho thấy lý do và hạn chế trong việc xử lý tranh chấp và cố gắng xoa dịu căng thẳng bằng cách thu hồi tàu tuần tra, Manila gần đây chưa quyết định để gửi tàu chiến đến vùng biển căng thẳng, Yang Baoyun, một Giáo sư tại Đại học Bắc Kinh, cho biết.
Tàu ngầm hạt nhân sẽ là con bài mới để bảo vệ chủ quyền Trung Quốc ở Biển Đông 

"Trong khi đó, Trung Quốc nên tăng cường cơ sở hạ tầng, du lịch và lập chính quyền trên các đảo trong Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) để tránh tranh chấp hơn nữa", Yang nói thêm.

Kể từ sau Chiến tranh lạnh, Hải quân Quân giải phóng nhân dân Trung Hoa (PLAN) của Trung Quốc đã mở rộng và nâng cấp đáng kể lực lượng của mình, đặc biệt là hạm đội tàu ngầm, hiện đang được đánh giá là “sức mạnh tiềm ẩn” nhất của PLAN.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã đưa vào sử dụng 4 loại tàu ngầm mới tự thiết kế và đóng trong nước như: Jin hay Type 094 (SSBN), Shang hay Type 093 (SSN), Yuan hay Type 041/039A (SSP) và Song hay Type 039/039G (SSK). Thế hệ tàu tiếp theo của lớp Shang đang được triển khai.
Có thể nhận thấy rằng, quy mô lực lượng tàu ngầm của Trung Quốc sẽ rất lớn (khoảng 70 chiếc hoặc hơn) là một ước tính thực tế chính xác về cấu trúc lực lượng Hải quân Trung Quốc trong vài thập niên tới.

Lực lượng tàu ngầm tiến công Trung Quốc đã tăng mạnh số lần tuần tra từ 2 lần năm 2006 lên 6 lần năm 2007 và tới 12 lần năm 2008.

Phú nguyễn (theo Vibayblogpost, Asiaone)
http://phunutoday.vn/xa-hoi/quoc-phong/vu-khi/201204/Trung-Quoc-dua-tau-ngam-hat-nhan-ra-Bien-dong-2150965/ 

Nếu là thủ tướng, Medvedev sẽ làm gì?


Tổng thống sắp mãn nhiệm của Nga, Dmitry Medvedev, trong buổi trả lời phỏng vấn cuối cùng với đài truyền hình quốc gia đã nhìn nhận lại các thành công và thất bại suốt bốn năm ở điện Kremlin và phác thảo kế hoạch chính sách tương lai nếu trở thành thủ tướng.
Tổng thống sắp mãn nhiệm của Nga Dmitry Medvedev. Ảnh: Wordpress 
Tái tạo kinh tế

Medvedev, người có nhiệm kỳ tổng thống sẽ kết thúc vào 7/5, nói rằng, tạo ra các điều kiện để đa dạng hóa nền kinh tế Nga sẽ tiếp tục là một tâm điểm trong chính sách kinh tế của ông nếu ông trở thành người kế nghiệm Vladimir Putin ở cương vị đứng đầu chính phủ.

"Tôi không hoàn toàn hài lòng với các thành tựu của chính phủ trong nhiệm kỳ này", ông chỉ ra thực tế rằng, 70% xuất khẩu của Nga là nguyên liệu thô. Ông cảnh báo, sự phụ thuộc lớn của Nga vào xuất khẩu nguyên liệu thô sẽ trở thành nguy cơ lớn cho phát triển tiếp theo.

Nếu là một thủ tướng tương lai, ông Medvedev nhấn mạnh, ông sẽ cống hiến hết sức mình để thúc đẩy tăng trưởng GDP của Nga từ 4% hiện tại lên ít nhất 6%, và giữ tỉ lệ lạm phát ở mức dưới 5%.

Đồng thời, vị tổng thống sắp mãn nhiệm của Nga cũng hứa rằng, ông sẽ thay đổi cơ cấu chính phủ. "Đây là ý định của tôi, và nó cũng hoàn toàn phù hợp với ý định của Tổng thống đắc cử Vladimir Putin trong việc thay đổi các thành phần chính phủ hiện tại", ông Medvedev nhấn mạnh rằng, sẽ có thêm nhiều gương mặt mới trong chính phủ của ông.

Ông nói sẽ trưng cầu ý kiến của các thành viên "trong chính phủ mở" trước khi đưa ra các quyết định quan trọng. "Nếu có được sự tín nhiệm (trở thành thủ tướng), tôi sẽ đưa ra các quyết định kinh tế - xã hội quan trọng thông qua nền tảng ấy", ông nói.

Chống tham nhũng

Trong suốt cuộc phỏng vấn, ông Medvedev đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chống tham nhũng. Ông nói đó là bổn phận của quốc gia. Ông khẳng định rằng, chiến dịch chống tham nhũng của chính phủ Nga hiện đang vào giai đoạn "mạnh tay nhất".

"Khoảng 50% các thống đốc đã bị thay thế trong nhiệm kỳ của tôi, và rất nhiều trong số họ đang bị điều tra phạm tội". Tổng thống Nga cho hay, số lượng các vụ tham nhũng được ghi lại hoặc điều tra đang tăng mạnh.

Medvedev còn kêu gọi mọi người dân giúp đỡ chính phủ và các cơ quan hành pháp đấu tranh chống lại tham nhũng.

Trong khi đó, ông cam kết rằng, ông sẽ tiếp tục tăng cường bảo vệ các tài sản cá nhân và cải thiện môi trường đầu tư của Nga.

Ưu tiên đối ngoại

Tổng thống sắp mãn nhiệm Medvedev nói rằng, trong tương lai gần, chính sách đối ngoại của Nga sẽ không có những thay đổi gì đáng kể. "Chúng tôi muốn làm bạn và quan hệ thương mại với tất cả mọi người".

Về chính sách với Mỹ, ông nhấn mạnh rằng, những năm ông làm tổng thống là "những năm tốt nhất" trong lịch sử quan hệ Moscow và Washington.

Tuy nhiên, ông cảnh báo rằng, Nga sẽ triển khai tên lửa tấn công phủ đầu nếu không đạt được tiến bộ trong hiệp ước phòng thủ tên lửa với Mỹ trong những năm tới.

Về quan hệ với các nước khác trong Cộng đồng các quốc gia độc lập, ông Medvedev đã ca ngợi người đồng nhiệm Belarusia - Alexander Lukashenko - trong việc thể hiện quyết tâm xây dựng mối quan hệ đặc biệt với Moscow.

Thái An (theo THX, AP)

“Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Thanh Phượng và Ecopark” – Lợi dụng vấn đề xã hội để phá hoại

Ban Biên tập trân trọng gửi đến bạn đọc bài viết đáng chú ý của một độc giả với tiêu đề “Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Thanh Phượng và Ecopark” – Lợi dụng vấn đề xã hội để phá hoại


Sau việc cưỡng chế đất đai dự án Ecopark ở Văn Giang, Hưng Yên. Ngày 26/4, một trang blog có tên “Dân làm báo” đã tranh thủ đăng tải bài viết “Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Thanh Phượng và Ecopark”, sau đó hàng loạt các trang mạng xã hội khác đã liên tiếp đăng tải lại bài viết này có nội dung và hình ảnh: “Công ty Việt Hưng là Công ty Đầu tư và Phát triển đô thị Việt Hưng (Vihajico) – Chủ dự án Ecopark là do bà Nguyễn Thanh Phượng con gái Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ….. Nguyễn Tấn Dũng đã dùng quyềh hành Thủ tướng để ký giấy trao dự án EcoPark cho công ty Việt Hưng và công ty này là đối tác chiến lược của VietCapital do Nguyễn Thanh Phượng – con gái của ông ta làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị”.
Công ty CP đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng (VIHAJICO) 
Vạch trần luận điệu xuyên tạc của bài viết trên
Sau khi đọc bài viết trên, tôi đã tìm hiểu, thu thập và đối chiếu các nguồn tin đã đưa ra, những hình ảnh tài liệu sát thực, chứng tỏ giọng điệu trong bài viết trên hoàn toàn bịa đặt và sai sự thật. Khiến cho nhiều người sau khi đọc thông tin trên đã có suy nghĩ sai lệch, bức xúc dễ làm cho người đọc bất mãn.
Ngay sau đó, tôi đã gửi bài viết “Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Thanh Phượng và Ecopark – một bài viết xuyên tạc” đến Ban biên tập website http://thutuongnguyentandung.net với mong muốn vạch trần bộ mặt thật của những kẻ đứng sau bài viết trên với ý đồ bôi nhọ, hạ uy tín của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và bà Nguyễn Thanh Phượng và mục đích cuối cùng là lật đổ chế độ.
Tôi đã đưa ra những thông tin rất rõ ràng: Hai công ty này có chung tên là “VIỆT HƯNG” nhưng lại là 2 công ty hoàn toàn khác nhau, một công ty ở Hưng Yên, một công ty ở TP.HCM. Vậy mà blog “Dân Làm Báo” đã cố tình đánh đồng và suy diễn trắng trợn.
Cháy nhà ra mặt chuột
Sáng nay ngày 27/4, trên blog “ Dân làm báo” đã đăng tải bài viết với tiêu đề: Về bài viết “Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Thanh Phượng và Ecopark” với mục đích cải chính bài viết trước đó đăng vào ngày 26/4. Nội dung:
“Sau khi tìm hiểu và so sánh thêm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau được công bố trên mạng, những dữ kiện mà Dân Làm Báo có được cho thấy có hai công ty Việt Hưng: (1) Công ty cổ phần phát triển bất động sản Việt Hưng (là công ty đối tác chiến lược của VietCapital Bank do Nguyễn Thanh Phượng làm chủ tịch HĐQT); (2) Công ty cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng (chủ dự án Ecopark).
Những dữ kiện này trái ngược với những thông tin đã đăng trong bài “Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Thanh Phượng và Ecopark”. Đây là lỗi nhầm lẫn trong khâu kiểm tra thông tin. Dân Làm Báo xin gửi đến bà con trong thôn lời xin lỗi chân thành vì những thiếu sót của mình và xin phép các bạn đọc được rút bài đã đăng xuống”.
Công ty Cổ phần phát triển bất động sản Việt Hưng 
Ý kiến cá nhân
Cả 2 bài viết (Bài xuyên tạc và Bài “cải chính”) của blog “Dân Làm Báo” đều được đăng tải lại trên các trang mạng xã hội gây bức xúc trong cộng đồng mạng. Tôi thấy rằng, hiện nay chúng ta đang sống trong một môi trường mà thông tin tràn ngập khắp nơi, nhưng nếu chúng ta chỉ là người người độc giả chỉ đọc thông tin một chiều mà không có sự tìm hiểu, phân tích thì rất dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng làm nhiễu loạn nguồn tin.
Theo đó, sau vụ việc trên tôi tự đặt câu hỏi “nếu như cộng đồng mạng không tìm hiểu rõ ràng sự thật, vạch trần luận điệu xảo trá của bài viết trên blog “Dân làm báo” thì liệu “Dân làm báo” có đưa ra bài viết cải chính sau đó không? Mặc dù viết lời cải chính trên blog, nhưng giọng điệu của “Dân làm báo” chỉ là “thiếu sót” thôi sao. Nếu chỉ là thiếu sót thì việc cắt ghép hình Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Thanh Phượng với hình ảnh vụ cưỡng chế đất ở Văn Giang là thiếu sót? Âm mưu và thủ đoạn phản động đã có sẵn trong đầu của “Dân làm báo”, chỉ chờ cơ hội (một chút thông tin Công ty Việt Hưng) ngay lập tức “Dân làm báo” đã vẽ ra một sự việc khủng khiếp, đánh lừa nhân dân, coi thường bạn đọc gây bức xúc và vô trách nhiệm. Tới đây không biết có còn vẽ thêm chuyện gì nữa đây.
Lợi dụng các vấn đề của xã hội, săm soi, moi móc, bịa đặt, xuyên tạc, tô vẽ thông tin để bôi nhọ lãnh đạo đất nước, phá hoại tư tưởng, làm giảm lòng tin của nhân dân vào Lãnh đạo và cuối cùng là lật đổ chế độ là âm mưu của bọn phản động và “Dân Làm Báo” không là ngoại lệ.
Không biết “Dân làm báo” có hiểu “tự do báo chí” không?, tự do này tự do kia, tự do gì thì tối thiểu cũng không được xâm phạm đến danh dự của người khác.
Lê Trần


27.4.12

Việt Nam nhận 3 chiếc Su-30MK2V khủng mới sau ngày 30/4

Tại Liên hiệp sản xuất máy bay Komsomolsk-on-Amur, một thành viên của Tập đoàn “Sukhoi” vừa đón nhóm chuyên viên Việt Nam sang làm thủ tục nhận tiếp 3 máy bay chiến đấu đa năng Su-30MK2.
Việt Nam sẽ nhận được 3 chiếc Su-30MK2V vào tháng 5 

Theo đó hãng tin Interfax-AVN cho biết : ‘Trong vòng 2-3 tuần lễ, dự kiến ký các biên bản chuyển giao và tiếp nhận về việc trong nửa đầu tháng năm gửi cho bên đặt hàng những chiếc máy bay chiến đấu’ – người phát ngôn của công ty này  với cơ quan truyền thông Nga cho biết thêm.

Theo lời ông, lịch trình cung cấp dự trù chuyển cho Việt Nam 4 chiếc máy bay, nhưng một phi cơ đã bị sự cố trong thời gian bay thử ngày 28 tháng 2.

‘Đến cuối năm lịch trình bàn giao máy bay sẽ được hoàn tất. Hiện chúng tôi đang tiến hành công tác chuẩn bị chiếc máy bay mới để thay thế cho chiếc bị mất’ - vị chuyên viên nói.

Tổng cộng trong khuôn khổ hợp đồng đã ký kết, Nga sẽ cung cấp cho Việt Nam 20 chiếc tiêm kích Su-30MK2 trị giá 1,4 tỉ USD.
Những chiếc Su-30MK2V mới nhất của Không quân Việt Nam 
Trước đó đã thông báo trong tương lai phía Việt Nam có thể đặt mua thêm 24 phi cơ Su-30MK2.

Máy bay Su-30MK2 có khả năng tác chiến mạnh, tấn công phá hủy cả các mục tiêu trên mặt đất và trên biển bằng các loại vũ khí chính xác cao, gồm tên lửa có điều khiển và bom dẫn đường trên không.

Su-30MK2V được trang bị với hệ thống thiết bị điện tử hàng không Avionic hiện đại, hệ thống truyền thông và hệ thống định vị mới, các thiết bị điều khiển để hỗ trợ cho phi hành đoàn.
Thiết bị ECM mới cung cấp cho máy bay khả năng tự động nhắm mục tiêu và sử dụng tên lửa chống radar Kh-31P để tấn công.
Trong tương lai phía Việt Nam có thể đặt mua thêm 24 phi cơ Su-30MK2V 

Việc lắp đặt hệ thống tiếp nhiên liệu trên không cho máy bay đã tăng cường thời gian bay hành trình tầm xa. Hệ thống khung gầm của Su-30MK2 đã được gia cố chịu lực tốt hơn, giúp máy bay mang đủ được nhiên liệu và tải trọng vũ khí bên ngoài.
Ngoài ra, với thiết kế hai phi công điều khiển máy bay, phi công ngồi trước điều khiển máy bay và phi công ngồi sau điều khiển vũ khí, điều này dễ dàng cho việc tăng cường hiệu suất chiến đấu và máy bay có thể sử dụng hiệu quả cho việc đào tạo phi công mới.
Phú nguyễn (theo Tiếng nói nước Nga)
http://phunutoday.vn/xa-hoi/quoc-phong/quan-su-viet-nam/201204/Viet-Nam-nhan-3-chiec-Su-30MK2V-khung-moi-sau-ngay-304-2150587/

“Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Thanh Phượng và Ecopark” – một bài viết xuyên tạc

Gần đây vụ cưỡng chế thu hồi đất Văn Giang, Hưng Yên nóng lên giống vụ Tiên Lãng. Báo Vì Dân xin đăng lại bài viết “Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Thanh Phượng và Ecopark” – một bài viết xuyên tạc của website cá nhân Thủ tướng nói về vụ việc này .

Kính gửi Ban biên tập
Tôi là bạn đọc thường xuyên của website http://thutuongnguyentandung.net, tôi xin gửi đến Ban biên tập ý kiến cá nhân như sau:
Sau vụ cưỡng chế đất đai dự án Ecopark ở Văn Giang, Hưng Yên. Các trang mạng cá nhân xuất hiện nhiều bài về vấn đề này. Gây xôn xao dư luận là bài viết “Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Thanh Phượng và Ecopark”do blog “Dân Làm Báo” đăng với lời lẽ vô căn cứ: “Nguyễn Tấn Dũng đã dùng quyền hành Thủ tướng để ký giấy trao dự án EcoPark cho công ty Việt Hưng và công ty này là đối tác chiến lược của VietCapital do Nguyễn Thanh Phượng – con gái của ông ta làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị.”, được các báo mạng đăng lại cùng với những lời lẽ bình luận tiêu cực về vai trò của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Đáng tiếc thay có nhiều kẻ hùa theo đăng lại trong khi không biết thông tin thật sự là gì.


Các trang blog đăng lại bài "Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Thanh Phượng và Ecopark" 
Ý thức được vấn đề nghiêm trọng, và muốn làm sáng tỏ vấn đề, giúp bạn đọc hiểu sự thật, tôi quyết định gửi bài viết này tới Ban biên tập.
Tôi thấy, lợi dụng vụ cưỡng chế giải phóng mặt bằng Dự án Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Blog “Dân Làm Báo”thừa nước đục thả câu bằng việc đăng bài “Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Thanh Phượng và Ecopark” gây hiểu lầm nghiêm trọng và làm xôn xao cộng đồng mạng.
Đâu là sự thật?
Sau khi đọc bài viết và tìm hiểu các thông tin thì tôi thấy blog “Dân Làm Báo” rất hồ đồ, đê hèn, kết nối cái tên“Việt Hưng” và xuyên tạc một cách thô thiển, cố tình gắn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và con gái Thủ tướng vào vụ việc cưỡng chế gây bức xúc cho cộng đồng mạng.
Việt Hưng là công ty nào?
Cũng tên là Việt Hưng nhưng là hai công ty khác nhau.
- Công ty Việt Hưng làm chủ đầu tư dự án tại Văn Giang, Hưng Yên là “CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VIỆT HƯNG (Vihajico)” có Số giấy CNĐKKD và đăng ký thuế: 0101395308. Địa chỉ tại Khu đô thị và dịch vụ thương mại Văn Giang, Xã Xuân Quan, Huyện Văn Giang, Tỉnh Hưng Yên. Đại dịên theo pháp luật chính là ông TGĐ Đào Ngọc Thanh. ĐT: 03213934527; Fax: 03213934769; Website: www.ecopark.com.vn; Email: info@vihajico.com; http://www.ecopark.com.vn
Xem thêm chi tiết tại đây http://www.hungyenbusiness.gov.vn/Info.aspx?i=L0341339202&c=1
Trang web của CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THI VIỆT HƯNG 

Công ty này được thành lập bởi 7 pháp nhân và 2 thể nhân. Đây là sự kế thừa và phát huy kinh nghiệm, năng lực của những tên tuổi quen thuộc trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, khách sạn, dịch vụ, du lịch, xây dựng: Công ty Cổ phần xây dựng – kiến trúc AA, Công ty Kiến trúc ATA, Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng Nam Thành Đô, Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Thành Nam, Công ty TNHH Duy Nghĩa, Công ty TNHH TM Phụng Thiên, Công ty TNHH Thương mại Du lịch Nam Thanh, Công ty TNHH Thương mại Bảo Tín…
- Còn Công ty Việt Hưng là đối tác chiến lược của VietCapital Bank chính là “CÔNG TY CỔ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT HƯNG”. Tên viết tắt: Viet Hung Development JSC. Tên đối ngoại là “Viet Hung Real estate Development Joint Stock Company”. Mã số doanh nghiệp: 0305350094. Có đại chỉ tại ”Phòng 1501, Lầu 15, Cao ốc văn phòng Centrepoint 106, Nguyễn Văn Trỗi, Phường 8, Quận Phú Nhuận. Người đại diện pháp luật chính là ông Trần Quyết Thắng
Xem thông tin tại đây: link
Như vậy “CÔNG TY CỔ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT HƯNG” (là đối tác chiến lược của Vietcapital) hoàn toàn không phải là chủ đầu tư của dự án Ecopark Hưng Yên. Mà chủ đầu tư của dự án Ecopark Hưng Yên chính là ”CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THI VIỆT HƯNG”. Hai công ty này có chung tên là ”VIỆT HƯNG” nhưng lại là 2 công ty hoàn toàn khác nhau, một công ty ở Hưng Yên, một công ty ở TP.HCM. Vậy mà blog “Dân Làm Báo” đã cố tình đánh đồng và suy diễn trắng trợn.
Theo tìm hiểu, những thông tin sai trái về vụ việc này bắt nguồn từ blog cá nhân của Huỳnh Ngọc Chênh, một cựu cán bộ của báo Thanh Niên
Hậu quả ?
Theo tôi,  sự trùng hợp về tên gọi của hai công ty đã bị một số đối tượng lợi dụng để phát tán thông tin xuyên tạc, đây là một việc làm gây ra hậu quả khôn lường, gây hiểu lầm trong nhân dân, bôi nhọ cá nhân Thủ tướng và những người khác. Coi thường bạn đọc. Vi phạm đến nhân phẩn, danh dự cá nhân, vi phạm nhân quyền, cái mà các tổ chức phản động luôn hô hào.
Trong khi cả nước đang phải vượt qua cuộc khủng hoảng, dồn tâm sức kiềm chế lạm phát, ổn định nền kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội cho nhân dân, phát triển kinh tế, đẩy mạnh ngoại giao và tăng cường tiềm lực an ninh quốc phòng.
Vậy mà có những kẻ luôn săm soi, lợi dụng những vấn đề của xã hội rồi xuyên tạc, bôi bọ Lãnh đạo đất nước, gây tò mò cho nhân dân, gây xôn xao dư luận, đục nước béo cò với một âm mưu thâm độc. Đánh lừa nhân dân và mục đích cuối cùng là lật đổ chế độ.
Ý kiến cá nhân:
Blog “Dân Làm Báo” đã rất coi thường bạn đọc, xuyên tạc sự thật, cố tình lắp ghép để bôi nhọ danh dự của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và bà Nguyễn Thanh Phượng. Thủ tướng cũng là một công dân, cần phải được tôn trọng. Thiết nghĩ blog “Dân Làm Báo” nên đặt lại tên là blog “Phản Động Làm Báo”. Chứ người dân có khi nào đi xuyên tạc như vậy?
Tôi đề nghị, Bộ Công an và các cơ quan chức năng cần có những điều tra, làm rõ và đưa ra ánh sáng những kẻ đã có những hành vi xâm phạm An ninh quốc gia trên lĩnh vực truyền thông và tư tưởng văn hóa.
Đồng thời, tôi cũng đề nghị các cơ quan báo chí, các cá nhân đang quản lý các trang web, blog tự do cần có trách nhiệm trong việc đăng tải các thông tin. Tự do báo chí nhưng hãy tôn trọng bạn đọc, đó cũng là tôn trọng chính bản thân mình.
Với bạn đọc, chúng ta cần bình tĩnh, tỉnh táo và cẩn trọng khi tiếp cập thông tin trên mạng. Góp những tiếng nói trách nhiệm làm cho cộng đồng mạng trong sạch lành mạnh.!
Lê Trần 

26.4.12

Trung Quốc chuẩn bị xây bến tàu ở Hoàng Sa


Trung Quốc đã chiếm hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa từ năm 1974 
Trung Quốc vừa phê chuẩn 'về nguyên tắc' kế hoạch xây bến tàu trên đảo Duy Mộng thuộc quần đảo Hoàng Sa.
Đảo này có tên tiếng Anh là Drummond, phía Trung Quốc gọi là đảo Tấn Khanh.
Hôm thứ Năm 26/4, Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc trên trang web chính thức của mình cho biết đã phê duyệt đề xuất dự án xây bến tàu trên đảo Duy Mộng để phục vụ du lịch và nghề cá của tỉnh Hải Nam.
Quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc chiếm đóng hoàn toàn từ năm 1974, nhưng Việt Nam vẫn tuyên bố chủ quyền, được Trung Quốc đặt dưới quyền quản lý của tỉnh này.
Dự án này sẽ được xây dựng với vốn đầu tư của tư nhân.
Cục Hải dương Trung Quốc còn cho biết thêm đang xem xét một dự án phát triển bến tàu khác cũng ở Biển Đông, nhưng không công bố chi tiết.
Chưa thấy chính phủ Việt Nam có phản ứng chính thức về thông tin nói trên.

Tranh chấp chủ quyền

Ngày 19/4, cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc đã công bố Quy hoạch bảo vệ hải đảo toàn quốc, trong đó Biển Đông được chia ra làm bảy khu vực trong đó có hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Việt Nam đã nhanh chóng lên tiếng phản đối, gọi đây là hành động “vi phạm nghiêm trọng chủ quyền” của Việt Nam.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nói: “Việc Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc công bố thực thi bản “Quy hoạch bảo vệ hải đảo toàn quốc” là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này, vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, trái với tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).”
“Trung Quốc phải hủy bỏ ngay bản quy hoạch nêu trên, nghiêm túc tuân thủ DOC, không có thêm hành động làm phức tạp tình hình ở Biển Đông.”
Theo bản quy hoạch nói trên, Trung Quốc sẽ cắm hàng nghìn cột mốc và lắp đặt camera trên 7.300 đảo mà nước này nói là của mình.
Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được cho là nằm trong số này.
Trước đó, Việt Nam cũng đã phản đối việc du thuyền Công chúa Gia Hương (Coconut Princess) của Công ty TNHH Cổ phần Vận tải Eo biển Hải Nam chạy thử tuyến đường từ Tam Á ra đảo Đá Bắc ở quần đảo Hoàng Sa.

“Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Thanh Phượng và Ecopark” – bài viết xuyên tạc

Kính gửi Chị Phượng

Sau vụ cưỡng chế đất đai, liên quan đến dự án Ecopark ở Văn Giang, Hưng Yên. Trên các trang mạng liên tiếp xuất hiện bài viết kèm theo hình ảnh một số văn bản thiếu xác thực chứng nhận dự án Ecopark Hưng Yên có chủ đầu tư là một công ty của con gái Thủ tướng  Nguyễn Tấn Dũng, bà Nguyễn Thanh Phượng.

Kèm theo đó là những lời lẽ bình luận tiêu cực về vai trò của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Một trang tin vỉa hè có tên “dân làm báo” với bài viết “Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Thanh Phượng và Ecopark” có ghi những lời lẽ vô căn cứ: “Nguyễn Tấn Dũng đã dùng quyền hành Thủ tướng để ký giấy trao dự án EcoPark cho công ty Việt Hưng và công ty này là đối tác chiến lược của VietCapital do Nguyễn Thanh Phượng – con gái của ông ta làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị”.

Vậy đâu mới là sự thật?  


Sau khi tìm hiểu, tôi thấy rằng tất cả các thông tin trên hoàn toàn không phải sự thật và những lời lẽ trong bài viết trên hoàn toàn vô căn cứ. Không thể nhận định vịn vào cái tên trùng hợp của dự án Ecopark là Việt Hưng để chứng minh bà Nguyễn Thanh Phượng là chủ đầu tư. Dường như, sự trùng hợp về tên gọi của hai công ty đã bị một số đối tượng lợi dụng để phát tán tin đồn gây tổn hại đến uy tín của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Cụ thể: Công ty Việt Hưng là đối tác của Viet Capital Bank và công ty Việt Hưng – chủ đầu tư Ecopark là hai công ty hoàn toàn khác nhau.

- Về công ty Việt Hưng Ecopark – Chủ đầu tư dự án tại Văn Giang, Hưng Yên. Tên gọi đầy đủ là ”CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THI VIỆT HƯNG” có địa chỉ tại ”Khu đô thị và dịch vụ thương mại Văn Giang, Xã Xuân Quan, Huyện Văn Giang, Tỉnh Hưng Yên”. Đại dịên theo pháp luật chính là ông TGĐ Đào Ngọc Thanh. http://www.hungyenbusiness.gov.vn/Info.aspx?i=L0341339202&c=1
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THI VIỆT HƯNG
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THI VIỆT HƯNG 
- Về công ty Việt Hưng là đối tác chiến lược của VietCapital: Tên gọi đầy đủ là ”CÔNG TY CỔ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT HƯNG”. Có đại chỉ tại ”Phòng 1501, Lầu 15, Cao ốc văn phòng Centrepoint 106-Nguyễn Văn Trỗi-Phường 8-Quận Phú Nhuận”. http://www.dpi.hochiminhcity.gov.vn/vie/webappdn/view.asp?id=4103008607&ht&loaihinh=DT&HienThi=1

Cũng theo tìm hiểu, được biết những thông tin sai trái về vụ việc này bắt nguồn từ blog cá nhân của Huỳnh Ngọc Chênh, một cựu cán bộ của báo Thanh Niên.

Qua vụ việc này cần gióng một hồi chuông cảnh tỉnh các độc giả khi tiếp cận với các luồng thông tin trên các trang mạng cần có một cách nhìn thận trọng, có kiểm chứng và đối chiếu từ nhiều nguồn. Thay vì chỉ đọc và hiểu theo một luồng thông tin trái chiều, sẽ dẫn đến cái nhìn tiêu cực và kéo theo nhiều hệ luỵ khôn lường. Vô tình đã bị các phần tử cơ hội lợi dụng và phát tán những  thông tin sai lệch về tình hình Việt Nam.

Lê Trần

http://nguyenthanhphuongvn.net/nguyen-tan-dung-nguyen-thanh-phuong-va-ecopark-bai-viet-xuyen-tac.html

Trường Sa không phải là Malvinas

Tấn công đánh chiếm Trường Sa có thể phương án tác chiến giống tấn công đánh chiếm Malvinas. Nhưng Trường Sa không phải là Malvinas. Đó là điều đương nhiên bởi Việt Nam không phải là Argentina

Đó cũng là điều đương nhiên bởi quần đảo Trường Sa cũng như Hoàng Sa là của Việt Nam. Người ta lợi dụng để đánh chiếm từ sở hữu của Việt Nam chứ Việt Nam chưa từng đánh chiếm từ sở hữu của bất cứ quốc gia nào. Hoàng Sa và Trường Sa là thực thể vốn có không tách rời với lãnh thổ Việt Nam đã “rành rành định sẵn ở sách trời” bao đời nay.


Rất nhiều học giả, chuyên gia trong và ngoài giới quân sự đã phân tích, bình luận về địa chính trị, quân sự của Biển Đông, đặc biệt là vai trò, vị trí cực kỳ quan trọng của Hoàng Sa và Trường Sa.



Với Việt Nam, chúng ta không quan tâm đến việc địa chính trị, quân sự của Trường Sa là quan trọng hay không quan trọng mà chỉ đơn giản đó là tài sản của tổ tiên để lại, là lãnh thổ không thể tách rời nên phải giữ lấy bằng mọi giá. Việt Nam có thừa kinh nghiệm trong việc chuẩn bị đối phó và có đủ bản lĩnh để đối đầu với các nguy cơ, thách thức này.



Những tranh chấp với Việt Nam ở đây là sự hành động (tranh chấp) phi lý, có phần ngang ngược, do đó, đương nhiên họ không thể giải quyết vấn đề bằng lý mà chỉ có thể bằng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực… là cách giải quyết duy nhất.



Vì vậy, ý đồ chiếm Trường Sa của Việt Nam luôn luôn tiềm tàng và xảy ra lúc nào thì tùy thuộc vào thế và lực Việt Nam.



Bởi thứ nhất: Ngay tại thời điểm hiện tại thế và lực Việt Nam như Irac hay Libi chăng nữa thì việc tổ chức thực hiện phương án tác chiến đánh chiếm Trường Sa-Việt Nam của quốc gia nào đó trong khu vực là không đơn giản, nó chứa đựng rất nhiều yếu tố rủi ro, bất khả kháng; chứa đựng một mâu thuẫn gay gắt giữa năng lực và thực tế.



Thứ hai: Việt Nam chỉ cần thể hiện bản lĩnh, tự tin ít nhất như bây giờ thì sự rủi ro là không dự đoán được. Nghĩa là Bộ Tham mưu đối phương không có cơ sở để hạ quyết tâm trong kế hoạch tác chiến.



Đó là những vấn đề cần phải hiểu tại sao.



Trường Sa toàn cảnh lịch sử



Muốn mở một chiến dịch tấn công đánh chiếm Trường Sa thì đầu tiên phải chọn phương án tác chiến (PATC) (kịch bản) nào. Sau đó tiến hành lập kế hoạch tổ chức thực hiện. Đây là khâu then chốt, quan trọng của chiến dịch.



Tuy nhiên, một phương án tác chiến hay, khả thi; một kế hoạch tổ chức thực hiện bài bản khoa học mới chỉ là yếu tố tiền đề quan trọng cho thắng lợi của chiến dịch mà thôi. Vũ khí và người lính trên chiến trường, trong đó người lính là chủ yếu mới là yếu tố quyết định thắng lợi hay thất bại của chiến dịch.



Tìm hiểu, lựa chọn một phương án tác chiến (kịch bản) tấn công đánh chiếm Trường Sa trong chiến tranh hiện đại không khó đối với giới am hiểu quân sự.

Không quân và Hải quân Việt Nam tập kích xé nát đội hình hành quân của Hạm đội 7 Mỹ trong trận hải chiến 19/4/1972
Từ những PATC (kịch bản) mang tính không tưởng, tồn tại trên lý thuyết như dùng đặc nhiệm đột kích chiếm đảo hoặc dùng lực lượng đổ bộ đường không nhảy dù…cho đến những PATC tổng lực hiện đại mà một số quốc gia đã tiến hành trong thời gian gần đây thì có vẻ như PATC đã mang tính giáo khoa, bắt buộc trong tác chiến hiện đại.

Chẳng hạn với Trường Sa Việt Nam, đối phương hoặc là sẽ dùng một lực lượng lớn gồm không quân, hải quân dọn bãi cho lính thủy đánh bộ xông lên chiếm đảo và một lực lượng khác sẵn sàng đánh chặn, làm tê liệt sự chi viện của đất liền (Chiến tranh quy mô nhỏ) nếu như năng lực phòng thủ biển và Hải quân Việt Nam yếu kém hoặc là dùng một lực lượng lớn tấn công đất liền làm tan rã khả năng phòng thủ biển và chi viện cho Trường Sa đồng thời sử dụng lực lượng khác tấn công đánh chiếm đảo (chiến tranh quy mô lớn) nếu như năng lực phòng thủ biển và Hải quân Việt Nam đủ mạnh.

Sử dụng một phương án tác chiến hợp lý, khoa học hiện đại cũng như đề ra một đường lối đúng là tiền đề thắng lợi cho một chiến dịch nhưng không phải là tất cả. Vấn đề then chốt, quan trọng nhất là kế hoạch tổ chức thực hiện (kế hoạch tác chiến) nó như thế nào.
Kế hoạch tác chiến (KHTC) bài bản, khoa học thì chiến dịch cũng chỉ mới thắng lợi 30% (70% còn lại sẽ đề cập sau) thế nhưng KHTC hời hợt, lủng củng với tư tưởng chủ quan, duy ý chí, coi thường địch thì thất bại của chiến dịch là chắc chắn 100%. Vậy KHTC là gì, nó như thế nào mà kết quả của nó lại “trên trời, dưới biển” như vậy? Chúng ta thử điểm qua một vài điểm cơ bản.

Trường Sa Việt Nam ở trước cửa nhà Việt Nam nhưng cách xa căn cứ địch hàng trăm, hàng ngàn km.

Để đảm bảo cho tất cả các lực lượng tham gia tại vị trí xuất phát tấn công ngày N-1, giờ G-1 và đúng ngày N, giờ G chiếm lĩnh vị trí tấn công thì một loạt kế hoạch vô cùng phức tạp nhưng đòi hỏi độ chính xác cao để phục vụ cho yêu cầu này.

Chẳng hạn như lực lượng nào sẽ tham gia, tàu ngầm, tàu khu trục hay tàu đổ bộ…Không quân thì loại máy bay nào, tiếp dầu ở đâu, thời điểm nào; đội hình hành quân đến vị trí tấn công ra sao, lực lượng nào tham gia hộ vệ chống SU-27 và các tàu phóng lôi, tên lửa nhỏ, tốc độ cao, hỏa lực mạnh của Việt Nam từ đâu trong đất liền bất ngờ đột kích xé nát đội hình.
Tất nhiên đối phương không ngu như Ô Mã Nhi cậy thế mạnh, thẳng tiến bỏ mặc đoàn thuyền lương Trương Văn Hổ đằng sau bị Trần Khánh Dư nhà Trần hốt gọn, hậu quả khiến chủ tướng Thoát Hoan phải chui vào ống đồng còn mình thì bị bắt sống trong trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng nổi tiếng.

Rồi thì kế hoạch bảo đảm hậu cần, kỹ thuật. Tàu tiếp dầu, đạn dược cho lực lượng tấn công chốt ở vị trí nào, lực lượng nào bảo vệ (nếu chủ quan coi thường đối phương, cho rằng đánh thắng trong thời gian ngắn, không tính đến khả năng khác thì điều gì sẽ xảy ra nếu cuộc chiến kéo dài?)

Một kế hoạch tác chiến tiếp theo cũng rất quan trọng là khi nhiệm vụ đánh chiếm đảo hoàn thành thì giữ đảo như thế nào, tiếp tế ra sao… trước một Việt Nam bằng mọi giá phải bảo vệ hải đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Vân vân và vân vân.
(Đón đọc kì II: Việt Nam không bao giờ bất ngờ khi địch tấn công đánh chiếm)

 Xung đột Falkland/Malvinas
Quần đảo Falkland/Malvinas là một quần đảo ở Nam Đại Tây Dương, cách bờ biển Argentina 483 km. Quần đảo gồm hai đảo chính, Đông Falkland và Tây Falkland, cùng hơn 776 đảo nhỏ. Stanley, nằm trên đảo Đông Falkland, là thành phố trung tâm.
Argentina nói nước này có chủ quyền với Malvinas vì thừa kế quần đảo từ nhà vua Tây Ban Nha vào đầu những năm 1800. Anh giành quyền kiểm soát Falkland từ phía Argentina vào năm 1833.
Xung đột Falkland/Malvinas bắt đầu ngày thứ sáu, 2/4/1982, với việc xâm chiếm và chiếm đóng quần đảo Falkland và Nam Georgia.
Anh Quốc đã điều một đội đặc nhiệm nhằm đấu lại với Hải quân và Không quân Argentina và dành lại quần đảo bằng một cuộc đổ bộ.
Cuộc chiến chấm dứt khi Argentina đầu hàng vào 14/6/1982 và quần đảo vẫn thuộc quyền kiểm soát của Anh.
Cuộc chiến kéo dài 74 ngày, đã dẫn đến cái chết của 257 chiến sĩ Anh và 649 chiến sĩ, thủy thủ, phi công Argentina cũng như 3 dân thường đảo Falkland.

Đến năm 2010 thì Argentina vẫn tuyên bố chủ quyền với quần đảo và tuyên bố này vẫn nằm trong Hiến pháp Argentina sau lần sửa đổi năm 1994.
Căng thẳng giữa 2 nước đã leo thang kể từ năm 2010 khi London cho phép thăm dò dầu khí quanh quần đảo.
Lê Ngọc Thống
http://phunutoday.vn/xa-hoi/quoc-phong/cach-danh/201203/Truong-Sa-khong-phai-la-Malvinas-2137635/