Trang

Diệp Kính Thiên: Nguyễn Tấn Dũng có thắng không?

Khả năng được đề cử chức Tổng bí thư khóa 12 cho Nguyễn Tấn Dũng có thể chắc chắn. Đây mới chỉ là hiệp một. Sang hiệp hai – bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 12 – mới là chủ yếu.

Anh Ba Thanh: Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng bí thư nửa nhiệm kỳ đầu khóa XII ?

Khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hé lộ một chi tiết đáng lưu ý trong báo cáo đó là về đề xuất tiêu chí xem xét trường hợp "đặc biệt"

31.5.12

Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh: Hộ nào vì giải tỏa mà nghèo khó hãy gặp tôi


Ngày 30/5, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh cùng đại diện ban ngành đã đối thoại với các hộ dân xứ đạo Cồn Dầu, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, để tìm tiếng nói chung trong việc giải phóng mặt bằng.

Tại phường Hòa Xuân có hơn 2.000 hộ phải giải tỏa, di dời để nhường đất cho dự án Khu đô thị sinh thái Hòa Xuân, nhưng đến nay còn 660 trường hợp chưa bàn giao mặt bằng. Riêng xứ đạo Cồn Dầu, theo báo cáo của UBND quận Cẩm Lệ, hiện còn 266 hồ sơ chưa bàn giao, trong đó có 68 hộ dân chưa nhận tiền.

Tại buổi đối thoại, người dân cho biết sở dĩ không muốn chuyển đến nơi tái định cư vì muốn ở gần nhà thờ để tiện việc sinh hoạt. Thêm vào đó việc đền bù chưa thỏa đáng, còn vướng mắc về thủ tục pháp lý đất đai. Nhiều hộ không bàn giao mặt bằng do việc áp giá đền bù quá thấp, không đủ tiền làm nhà.

Sau khi lắng nghe tất cả thắc mắc của người dân, Bí thư Thanh khẳng định: “Quan điểm của lãnh đạo thành phố là khi thực hiện giải tỏa, cuộc sống người dân nơi ở mới phải tốt hơn nơi cũ. Nếu hộ nào vì giải tỏa mà nghèo khó, không lối thoát thì đến gặp trực tiếp tôi giải quyết”.

Ông Thanh cũng thẳng thắn nhìn nhận một khi đụng chạm đến quyền lợi thì ai cũng muốn thỏa mãn tất cả điều kiện mình đưa ra. Nhưng thành phố chỉ giải quyết những quyền lợi người dân đáng được hưởng.

Về việc tái định cư tại chỗ, Bí thư Thanh giải thích thành phố không quy hoạch đất tái định cư tại chỗ. Với trường hợp có nhu cầu ở lại thì TP Đà Nẵng sẽ làm việc với nhà đầu tư bán lại đất biệt thự nhà vườn theo thỏa thuận giữa hai bên. Giá đất này sẽ “mềm” hơn giá ngoài thị trường.

Bí thư Thành ủy chỉ đạo Ban giải tỏa đền bù số 2 và UBND quận Cẩm Lệ đến từng nhà dân để tìm hiểu hoàn cảnh, đo đạc lại toàn bộ diện tích đất và sẽ đền bù diện tích thực tế thu hồi chứ không căn cứ vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Các cơ quan cần lắng nghe nguyện vọng của từng người dân để tìm cách giải quyết thấu tình đạt lý, không được cứng nhắc, rập khuôn.

“Với những hộ đông khẩu, bức xúc về chỗ ở, dù diện tích thu hồi ít nhưng cũng nên xem xét, bố trí tái định cư hợp lý, sao cho ít nhất một cặp vợ chồng khi ra riêng phải có chỗ ở ổn định”, ông Thanh chỉ đạo.

Sau buổi đối thoại trực tiếp, ông Nguyễn Đức chia sẻ: “Vợ chồng tôi rất đồng tình với việc lãnh đạo xuống trực tiếp từng nhà đo đạc lại diện tích đất và xem xét gia cảnh. Trước đây không riêng gì gia đình tôi mà nhiều hộ dân ở Cồn Dầu không thỏa mãn việc áp giá đền bù thấp, diện tích lại quá ít so với diện tích thực”.

Còn bà Huỳnh Thị Thà, nhà có diện tích giải tỏa đền bù hơn 200 m2, nói: “Tôi giờ ở đơn thân, lại thường xuyên đau ốm vì bệnh gai cột sống. Hy vọng sau cuộc đối thoại với Bí thư Thanh, tôi có thể bày tỏ được nguyện vọng của mình với ban giải tỏa để có cuộc sống mới tốt hơn”.

Nguồn: Sưu Tầm.

Chạy đua vũ trang điên cuồng ở châu Á

Tác giả: Conn Hallinan
Người dịch: Dương Lệ Chi
29-05-2012
Châu Á hiện đang chạy đua vũ trang chưa từng có, đây không chỉ là cuộc đua căng thẳng dữ dội trong khu vực mà còn là sự cạnh tranh của các nước châu Á với những nỗ lực nhằm giải quyết sự chênh lệch giữa đói nghèo và phát triển kinh tế. Khoảng cách giữa người giàu và người nghèo – được tính bằng hệ số Gini, đo sự bất bình đẳng – đã tăng từ 39% đến 46% ở Trung Quốc, Ấn Độ, và Indonesia. Mặc dù các gia đình giàu vẫn tiếp tục có được nhiều của cải hơn và nhận được phần lớn hơn trong chiếc bánh kinh tế, “Trẻ em sinh ra trong những gia đình nghèo có khả năng tử vong khi còn là trẻ sơ sinh có thể lớn hơn gấp 10 lần” so với những em được sinh ra trong các gia đình giàu có, theo Changyong Rhee, trưởng kinh tế gia thuộc Ngân hàng Phát triển Châu Á.
          Súng đạn thay cho thực phẩm
Xu hướng bất bình đẳng này đặc biệt sâu sắc ở Ấn Độ, nơi tuổi thọ trung bình thì thấp và tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh thì cao, nền giáo dục chắp vá, mù chữ phổ biến rộng rãi, cho dù tình trạng của đất nước là nền kinh tế lớn thứ ba ở châu Á, sau Trung Quốc và Nhật Bản. Theo một tổ chức từ thiện độc lập, Quỹ Naandi, khoảng 42% trẻ em Ấn Độ bị suy dinh dưỡng. Bangladesh, một đất nước nghèo khó hơn, nhưng ở tất cả các lĩnh vực này thì tốt hơn nhiều.
Ấn Độ thử tên lửa đạn đạo: dấu hiệu chạy đua vũ trang châu Á?
Năm ngoái, Ấn Độ là nước mua vũ khí hàng đầu trên thế giới, đã mua máy bay chiến đấu hiệu suất cao của Pháp, với số hàng trị giá 20 tỷ đô la. Ấn Độ cũng đang chế tạo loại tên lửa đạn đạo tầm xa có khả năng mang nhiều đầu đạn hạt nhân, cũng như mua tàu ngầm và tàu chạy trên mặt nước. Ngân sách quân sự của Ấn gia tăng 17 % trong năm nay, lên tới 42 tỷ đô la.

“Thật là nực cười. Chúng ta đang chạy đua vũ trang vô nghĩa, bằng chi phí của những người nghèo”, ông Praful Bidwai, thuộc Liên minh Giải trừ Vũ khí Hạt nhân và Hòa Bình đã nói với báo The New York Times.

Trung Quốc cũng đang gia tăng việc mua vũ khí, gồm tăng cường hải quân, chế tạo một máy bay tàng hình thế hệ mới, và chế tạo một tên lửa đạn đạo có khả năng vô hiệu hóa tàu sân bay Mỹ đến gần bờ biển của họ. Ngân sách quân sự của Bắc Kinh gia tăng với tốc độ khoảng 12% một năm, khoảng 106,41 tỷ đô la, lớn thứ hai trên hành tinh. Tổng ngân sách dành cho an ninh quốc gia của Mỹ – không tính các cuộc chiến tranh khác mà Washington đang tham gia, hơn 800 tỷ đô la, mặc dù một số người ước tính ngân sách này nhiều hơn 1.000 tỷ đô la.

Mặc dù Trung Quốc có những bước tiến lớn trong việc xóa đói giảm nghèo, nhưng khoảng 250 triệu người Trung Quốc chính thức được coi là nghèo, và nền kinh tế nóng hổi của đất nước trước đây thì đang nguội. “Các số liệu chi tiêu và sản lượng trong tháng 4 chưa thấy hy vọng rằng nền kinh tế của Trung Quốc đang chạm đáy”, Mark Williams, trưởng kinh tế gia châu Á tại Capital Economics, nói với báo Financial Times.

Điều này cũng đúng đối với hầu hết các nước ở châu Á. Ví dụ, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của Ấn Độ đã giảm từ 9% xuống còn 6,1% trong hai năm rưỡi qua.
          Căng thẳng trong khu vực
Căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước khác trong khu vực làm gia tăng một cuộc chạy đua vũ trang trong vùng. Đài Loan đang mua bốn tàu khu trục có tên lửa dẫn đường loại Perry, do Mỹ sản xuất, và Nhật Bản đã chuyển phần lớn lực lượng quân sự của họ từ các hòn đảo phía bắc sang phía nam, đối diện với Trung Quốc.

Philippines đang bỏ ra gần 1 tỉ đô la để mua máy bay và radar mới, và gần đây tiến hành tập trận chung với Hoa Kỳ. Nam Triều Tiên vừa thử nghiệm thành công một tên lửa hành trình tầm xa. Washington đang phục hồi quan hệ quân sự với Indonesia do đảo quốc này kiểm soát các đường biển chiến lược mà hầu hết việc vận chuyển thương mại và cung cấp năng lượng trong khu vực đi ngang qua đó.
Tên lửa tầm ngắn hiện đại EXTRA của Israel 
Úc cũng đang tái định hướng quốc phòng về phía đối mặt với Trung Quốc và ông Stephen Smith, Bộ trưởng Quốc phòng Úc đã kêu gọi Ấn Độ “giữ vai trò mà họ có thể và vai trò mà họ nên giữ, như một cường quốc đang trỗi dậy đối với an ninh và ổn định trong khu vực”.

Nhưng “vai trò” đó không có gì là rõ ràng, và một số người đã xem tuyên bố của ông Smith là một nỗ lực để kéo New Delhi vào một mặt trận thống nhất chống lại Bắc Kinh. Thử nghiệm tên lửa đạn đạo hạt nhân Agni V gần đây của Ấn Độ phần lớn được xem như nhắm vào Trung Quốc.

Ấn Độ và Trung Quốc đã đánh nhau trong một cuộc chiến biên giới ngắn ngủi nhưng kinh hoàng hồi năm 1962, và Ấn Độ tuyên bố Trung Quốc hiện đang chiếm khoảng 15.000 dặm vuông lãnh thổ của Ấn Độ. Ngược lại, Trung Quốc, tuyên bố gần như toàn bộ 40.000 dặm vuông của bang Arunachal Pradesh, Ấn Độ là của họ. Mặc dù ông Manmohan Singh, Thủ tướng Ấn Độ, nói rằng “nói chung, quan hệ của chúng tôi [với Trung Quốc] là khá tốt”, nhưng ông cũng thừa nhận “vấn đề biên giới là một vấn đề lâu dài”.

Ấn Độ và Trung Quốc cũng đã cãi nhau ngắn ngủi hồi năm ngoái khi một tàu chiến Trung Quốc yêu cầu tàu tấn công đổ bộ của Ấn Độ Airavat nhận diện chính họ, ngay sau khi con tàu này rời khỏi cảng ở Hà Nội, Việt Nam. Không có gì xảy ra trong vụ việc này, nhưng kể từ đó, Tổng thống Ấn Độ Pratibha Patil đã nhấn mạnh sự cần thiết về “an ninh hàng hải” và “bảo vệ bờ biển của chúng tôi, các ‘tuyến đường giao thông trên biển’, và các khu vực phát triển ngoài khơi”.

Lập trường mạnh mẽ của Trung Quốc ở biển Đông đã gây căng thẳng với Việt Nam, Đài Loan, Brunei, và Malaysia. Một sự đối đầu giữa một tàu chiến của Philippines và nhiều tàu giám sát của Trung Quốc tại bãi cạn Scarborough hồi tháng trước vẫn còn đang được kềm chế ở mức độ thấp.
Chiến đấu cơ đa năng tàng hình thế hệ 5 T-50 PAK FA của Nga 
Thái độ của Trung Quốc quyết đoán hơn trong khu vực phần lớn bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng ở eo biển Đài Loan năm 1995-1996, khi hai tàu sân bay Hoa Kỳ làm bẽ mặt Bắc Kinh trong vùng biển của họ. Rủi ro để có thể xảy ra chiến tranh trong cuộc khủng hoảng này thì không lớn – Trung Quốc không có khả năng xâm lược Đài Loan – nhưng chính phủ Clinton đã có cơ hội để chứng minh sức mạnh hải quân của Mỹ. Trung Quốc gia tăng sức mạnh hải quân kể từ sự kiện đó.

Sự “chuyển hướng” của chính phủ Obama về phía châu Á, gồm việc gia tăng quân sự ở đảo Wake và đảo Guam, triển khai 2.500 lính thủy quân lục chiến ở Úc, đã gia tăng căng thẳng trong khu vực, và việc xử lý vấn đề biển Đông một cách cứng rắn của Bắc Kinh, đã mở ra cho Washington cánh cửa để bước vào tranh chấp.

Trung Quốc có cảm thấy khó chịu về vùng biển nhà của họ – người ta có thể hiểu điều đó, đưa ra lịch sử 100 năm qua – nhưng không có bằng chứng là họ bành trướng. Một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã nói hồi tháng 2, “Không có nước nào, kể cả Trung Quốc, đã tuyên bố chủ quyền trên toàn bộ biển Hoa Nam”. Bắc Kinh dường như chưa sẵn sàng sử dụng lực lượng quân sự. Bắc Kinh đã học được vài bài học từ cuộc xâm lược Việt Nam thảm khốc năm 1979.

Mặt khác, Bắc Kinh rất lo ngại về những nước kiểm soát vùng biển trong khu vực, một phần là vì khoảng 80% nguồn cung cấp năng lượng của Trung Quốc đi qua điểm mấu chốt trên biển, do Hoa Kỳ và các đồng minh của họ kiểm soát.
          Cảnh báo của Eisenhower
Sự căng thẳng ở châu Á là có thật, nếu không phải nói là gay gắt và sâu xa như các phương tiện truyền thông Hoa Kỳ mô tả. Trung Quốc và Ấn Độ thật sự có “vấn đề” về biên giới nhưng Trung Quốc cũng coi chính họ và New Delhi “không phải là đối thủ cạnh tranh mà là đối tác”, và thậm chí đã đề nghị làm liên minh để giữ không cho “các cường quốc bên ngoài” – được hiểu là: Hoa Kỳ và NATO – can thiệp vào khu vực.

Câu hỏi thực sự là, liệu châu Á có thể lao vào một cuộc chạy đua vũ trang mà không làm gia tăng hố sâu ngăn cách giữa người giàu và người nghèo ngày càng gia tăng và với kết quả là sự bất ổn chính trị có khả năng theo sau? “Sự bất bình đẳng ngày càng lớn sẽ đe dọa sự tăng trưởng bền vững ở châu Á. Một quốc gia bị chia rẽ và bất bình đẳng không thể là một nước thịnh vượng”, ông Rhee, kinh tế gia thuộc Ngân hàng Phát triển Châu Á, nói.

Hơn nửa thế kỷ trước, Tổng thống và là Tổng Tư lệnh tối cao Dwight Eisenhower đã lưu ý rằng: “Mỗi khẩu súng được chế tạo, mỗi tàu chiến được hạ thủy, mỗi tên lửa được phóng ra, đều có nghĩa là… một hành vi trộm cắp từ những người đói khổ mà không có ăn, từ những người bị lạnh mà không mặc… cuộc sống hoàn toàn không phải là như thế… đó chính là đem nhân loại lên treo trên cây thánh giá”.

Người Mỹ đã bỏ qua lời cảnh báo của tổng thống Eisenhower. Các nước châu Á sẽ làm tốt nếu chú ý.
Nguồn: FPIF/ Huffington Post
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012

30.5.12

Đại tướng Phùng Quang Thanh cảnh báo nguy cơ xung đột quân sự ở Biển Đông

Phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng Asean (ADMM-6) ở Phnom Penh, Đại tướng Phùng Quang Thanh cảnh báo nguy cơ xung đột quân sự ở Biển Đông nếu các bên không kiềm chế.

Hội nghị lần 6 của các bộ trưởng quốc phòng trong khối diễn ra hôm thứ Ba 29/5 ở thủ đô Campuchia, nước chủ tịch Asean năm 2012.
Việt Nam là một trong các quốc gia chủ chốt trong việc thúc đẩy diễn đàn ADMM 
Phản ánh quan ngại của các nước trực tiếp liên quan tranh chấp ở Biển Đông, ông Phùng Quang Thanh nói trong bài phát biểu được báo Quân đội Nhân dân thuật lại, rằng "tình hình tranh chấp biên giới lãnh thổ ở khu vực và chủ quyền trên Biển Đông đang diễn biến khá phức tạp và có thể gây ra xung đột quân sự nếu các bên không nỗ lực kiềm chế" “Vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông là một thực tế mà chúng ta không cần né tránh vì nó xảy ra trong khu vực Đông Nam Á, tranh chấp giữa các nước Asean với nhau và giữa một số nước Asean với quốc gia ở ngoài Asean”.

Ông Thanh không nói rõ 'quốc gia ở ngoài Asean' là nước nào, nhưng trong tranh chấp Biển Đông ngoại trừ Đài Loan mà đa số các nước Asean không công nhận là quốc gia độc lậ̣p, chỉ có Trung Quốc là không nằm trong khối Asean. Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt hiện cũng đang có chuyến thăm đầu tiên tới Campuchia. Ông Lương đã có cuộc gặp tham vấn kéo dài 45 phút với các bộ trưởng quốc phòng Asean vào tối thứ Ba.


Vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông là một thực tế mà chúng ta không cần né tránh vì nó xảy ra trong khu vực Đông Nam Á, tranh chấp giữa các nước Asean với nhau và giữa một số nước Asean với quốc gia ở ngoài Asean. Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh

Asean phải giữ vai trò chủ đạo 

Phát biểu tại hội nghị vài tiếng trước đó, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam kêu gọi khối Asean thể hiện rõ quyết tâm "duy trì môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển, để xây dựng Cộng đồng chính trị -an ninh vào năm 2015" Ông Thanh cũng nhấn mạnh, "khi tăng cường hợp tác với các đối tác ngoài khu vực, Asean phải giữ được vai trò chủ đạo".
Gần đây, Biển Đông đang dần dần trở thành một trong các vấn đề gây chia rẽ lớn trong khối Asean, một phần bị cho là vì một số quốc gia không liên quan trực tiếp đã không tích cực trong việc đi tìm giải pháp.
Bắc Kinh cũng nhiều lần cáo buộc một số nước Asean vì quyền lợi của mình mà "lôi kéo" các nước khác để đối chọi với Trung Quốc.
Trung Quốc và Asean đang tìm kiếm một bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC) thay cho Tuyên bố chung về Ứng xử của các nước ở Biển Đông (DOC) mà hai bên đã ký từ 2002 nhưng không có hiệu quả trong kiềm chế tranh chấp.
Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh kêu gọi các bên bình tĩnh, "hết sức kiềm chế, tiến hành đàm phán hòa bình để giải quyết các tranh chấp trên biển bằng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982)".
Ônh nhắc lại chủ trương của Việt Nam: “Trong quá trình đàm phán hòa bình, tranh chấp song phương thì hai nước đàm phán với nhau để giải quyết".
"Còn những tranh chấp đa phương, giữa nhiều nước, nhiều bên, phải giải quyết đa phương, nỗ lực tìm kiếm giải pháp mà các bên có thể chấp nhận được”.

Chỉ còn vấn đề Biển Đông 

Bộ trưởng Thanh thừa nhận: "Tranh chấp trên biển là vấn đề duy nhất còn tồn tại trong quan hệ Việt - Trung hiện nay".
Ông cũng nói giữa Việt Nam và Trung Quốc đã "có những lúc có tranh chấp trên biển khá phức tạp", nhưng chủ trương của Việt Nam là giữ quan hệ hợp tác-giao lưu về quốc phòng và quân sự.
"Lãnh đạo Quân đội hai nước gặp nhau trao đổi thẳng thắn, chân tình và thống nhất quân đội hai nước phải kiềm chế không để xảy ra xung đột quân sự trên biển."
Ông bộ trưởng kêu gọi chính phủ hai bên chú ý quản lý các phương tiện truyền thông, "không để các cơ quan báo chí đăng tải những bài viết có tính chất kích động, chia rẽ quan hệ hai nước, làm phức tạp thêm tình hình".
Kết thúc hội nghị ADMM-6, các bộ trưởng quốc phòng Asean đã ký kết Tuyên bố chung, trong đó tái khẳng định cam kết của Asean về việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC, hướng tới việc thông qua COC.
Tuyên bố này cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do hàng hải ở Biển Đông "theo đúng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế".
Cuối tuần này, ông Phùng Quang Thanh sẽ tới Singapore để tham dự Diễn đàn an ninh Shangri-La (1/6-3/6).
Tranh chấp trên biển là vấn đề duy nhất còn tồn tại trong quan hệ Việt - Trung hiện nay.Bộ trưởng Phùng Quang Thanh

BBC

Giật mình khi các "đại gia" DNNN đang nợ ngân hàng hơn 400 nghìn tỷ

Tính đến tháng 9/2011, dư nợ vay ngân hàng của các doanh nghiệp nhà nước lên trên 415.000 tỷ đồng, chiếm tới 16,9% tổng dư nợ tín dụng. PetroVietnam dẫn đầu 12 tập đoàn kinh tế của nhà nước với khoản nợ lên tới 72.000 tỷ đồng.
Bộ Tài chính vừa hoàn thiện Đề án “Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước”. Nội dung đề án đề cập khá chi tiết về tình hình tài chính, hiệu quả kinh doanh của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hiện nay, cũng như phân tích những điểm tồn tại và là những vấn đề mà quá trình tái cơ cấu phải xử lý.
Theo đánh giá từ đề án, tình hình tài chính tại nhiều tập đoàn, tổng công ty chưa đảm bảo các yêu cầu về an toàn tài chính, tiềm tàng nhiều nguy cơ rủi ro và đổ vỡ khi kinh doanh không hiệu quả. Khối doanh nghiệp này chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ của hệ thống các tổ chức tín dụng.
Dư nợ của 12 tập đoàn kinh tế nhà nước là hơn 218 ngàn tỷ đồng (Ảnh: Dân Việt) 
Tính đến tháng 9/2011 dư nợ vay ngân hàng của các doanh nghiệp nhà nước là 415.347 tỷ đồng, chiếm tới 16,9% tổng dư nợ tín dụng. Trong đó, chỉ riêng 12 tập đoàn kinh tế của nhà nước dư nợ đã lên tới 218.738 tỷ đồng, chiếm 8,76% tổng dư nợ toàn ngành ngân hàng và chiếm 52,66% dư nợ cho vay doanh nghiệp nhà nước.

Trong đó, dẫn đầu là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) với 72.300 tỷ đồng; Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đứng thứ hai với 62.800 tỷ đồng; thứ ba là Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản (TKV) với 20.500 tỷ đồng; kế đến là Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy (Vinashin) với 19.600 tỷ đồng.
Ngoài ra, đề án cho biết có đến 30/85 tập đoàn và tổng công ty có tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu cao hơn 3 lần, đặc biệt có 7 tập đoàn, tổng công ty có tỷ lệ này trên 10 lần, như: Tổng công ty Xây dựng Công nghiệp, Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1, Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 5, Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 8, Tổng công ty Xăng dầu Quân đội, Tổng công ty Thành An và Tổng công ty Phát triển đường cao tốc.
An Hạ

Cần Thơ: Chính quyền vào cuộc vụ hai mẹ con khỏa thân giữ đất

Cho rằng được đền bù tiền đất không thỏa đáng, hộ gia đình bà Phạm Thị Lài ở Cần Thơ đã phản đối bằng cách khỏa thân. Trước đó, chồng bà Lài cũng đã uống thuốc sâu tự tử khi bị cưỡng chế thu hồi đất.
Chiều 29/5, Chủ tịch UBND quận Cái Răng, ông Mai Hồng Châu, đã báo cáo trực tiếp vụ việc 2 mẹ con bà Phạm Thị Lài khỏa thân để giữ đất với Chủ tịch UBND TP Cần Thơ; đồng thời báo cáo chi tiết việc thu hồi đất đối với hộ bà Lài.
Hai mẹ con bà Lài phản đối đơn vị thi công bằng cách khỏa thân (Ảnh: infonet) 
Cũng trong ngày 29/5, ông Trần Nhân Cử, Giám đốc chi nhánh Công ty CP đầu tư và xây dựng số 8 tại Cần Thơ (CIC8) đã tự kiểm nhận thiếu sót trước chính quyền quận Cái Răng. Theo đó ông Cử nhận sai sót vì để bảo vệ công trường thi công có hành động lôi kéo hai mẹ con bà Phạm Thị Lài (ngụ phường Hưng Thạnh, quận Cái Răng) và con gái Hồ Nguyên Thủy (33 tuổi) trong tình trạng không mảnh vải che thân.
Ông Cử cho rằng việc hai mẹ con bà Lài đột nhập vào bên trong công trường và khỏa thân gây cản trở thi công là hành động đã được tính toán từ trước. Ông Cử cũng lý giải, do bất ngờ trước hành động phản cảm này nên lực lượng bảo vệ mất bình tĩnh, để xảy ra việc lôi kéo ngoài ý muốn.
Theo hồ sơ vụ việc, từ năm 2003, UBND tỉnh Cần Thơ (cũ) quy hoạch đất tại lô 49, phường Hưng Thạnh, quận Cái Răng cho CIC8 xây dựng khu dân cư mới, đồng thời phê duyệt phương án bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng, trong đó có hộ bà Lài. Sau đó chính quyền Cần Thơ đã hai lần phê duyệt bổ sung kinh phí bồi thường thiệt hại cho các hộ dân bị ảnh hưởng và CIC8 đã thỏa thuận bồi thường cho hộ bà Lài tổng cộng trên 1,25 tỉ đồng. Tuy nhiên hộ bà Lài không đồng ý với mức đền bù nêu trên nên khiếu nại khắp nơi, đòi để lại cho gia đình 100m2 đất tái định cư cho mỗi 1.000m2 đất bị thu hồi.
Nửa năm trước khi bị cưỡng chế thu hồi đất, chồng bà Lài là ông Hồ Văn Tư đã uống thuốc trừ sâu trước mặt cơ quan chức năng nhưng đã được cứu sống. Diễn biến mới đây nhất là khi nhà đầu tư đưa cơ giới vào thi công dự án thì gặp phải sự ngăn cản của mẹ con bà Lài bằng cách lột hết quần áo.
Phạm Tâm
http://dantri.com.vn/c20/s20-601117/chinh-quyen-vao-cuoc-vu-hai-me-con-khoa-than-giu-dat.htm

Báo động: Người Trung Quốc nuôi cá trên vịnh Cam Ranh

   Tại thành phố Cam Ranh (Khánh Hoà), vùng nuôi cá mú được xem là lớn nhất Việt Nam, người Trung Quốc không chỉ thu mua mà còn sử dụng mặt nước vịnh để nuôi các loài hải sản có giá trị kinh tế cao như tôm hùm, cá mú.
   Điều đáng nói là tình trạng người Trung Quốc “núp bóng” nuôi cá tại một vịnh có vị trí quan trọng này diễn ra từ lâu, nhưng chính quyền tỏ ra lúng túng.
   Ông Đào Văn Hoà, chủ tịch UBND thành phố Cam Ranh cho rằng vịnh Cam Ranh có vị trí quan trọng đối với quốc phòng, đặc biệt đối với vùng biển của đất nước. Vịnh Cam Ranh đang được Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư và thực hiện các nhiệm vụ về quốc phòng, kinh tế. Nghị quyết về phát triển kinh tế vùng vịnh Cam Ranh của Tỉnh uỷ Khánh Hoà cũng xác định quá trình phát triển kinh tế ở vịnh này phải vừa bảo đảm phát triển kinh tế bền vững, ổn định đồng thời kết hợp hài hoà với quốc phòng.
Lồng bè do những người Trung Quốc điều hành. 
   Bè cá Trung Quốc hoành tráng
   Hầu như mọi ngư dân và người buôn bán nào ở gần cảng Cam Ranh đều biết các đìa cũng như lồng bè nuôi cá, tôm của người Trung Quốc. Ông Đạt, một chủ đìa tại đây nói đìa nuôi tôm hùm của A Xìu nằm cạnh cảng Cam Ranh, còn phía ngoài vịnh cách đó chừng 200m là lồng bè nuôi cá mú của những người Trung Quốc khác. Mỗi lồng bè nuôi cá, tôm hùm trị giá hàng tỉ đồng.
   Từ xa có thể thấy khu trại nuôi cá của A Xìu gồm những khu nhà kiên cố, có cả hàng rào, cổng cao khác hẳn với những khu trại tạm bợ của người Việt bên cạnh. Tuy nhiên, khi đến gần thì khu trại này đóng cửa.
   Lên một chiếc tàu, chúng tôi rời cảng tiếp tục đến bè nuôi của người Trung Quốc phía ngoài vịnh. Bè này nằm cách cảng Cam Ranh chừng vài trăm mét và có thể thấy rõ quân cảng Cam Ranh ở phía bên kia bờ vịnh. Từ xa, bè của những người Trung Quốc nổi bật giữa biển bởi sự hoành tráng so với những chiếc bè nhỏ của người Việt gần đó. Các bè này cũng giống như trại nuôi cá của A Xìu: không bảng hiệu, được gắn với nhau, mỗi bè có nhiều lồng, trên bè có đến ba ngôi nhà lợp tôn kiên cố với tổng diện tích khoảng 100m2. Huy, một người địa phương làm công tại một bè cá của người Trung Quốc ở đây cho biết, ở bè này có sáu người Trung Quốc làm việc với gần 100 lồng. Ngoài ra họ còn thu mua cá mú khắp nơi nhưng nhiều nhất là tại Cam Ranh, Phú Yên và đảo Phú Quý.
   “Người Trung Quốc ở đây ai cũng có thể nói được tiếng Việt, bởi họ qua đây đã sáu, bảy năm rồi. Người Trung Quốc cân cá, mua cá, xuất bán cá... còn em chỉ lo chăm sóc cá thôi. Mỗi năm có hàng ngàn tấn cá được xuất đi, khi nào đủ số lượng thì sẽ có tàu của Trung Quốc cập bè đưa cá về bên đó”, Huy nói.
   Chúng tôi quan sát thấy xung quanh bè thấy có chừng ba, bốn chiếc tàu cá mang biển số Khánh Hoà, Bình Thuận đang chở cá đến để bán cho người Trung Quốc. Trên bè các bảng thông báo, thẻ đánh số đều được ghi bằng tiếng Trung. Tại một góc khác của bè, hai người đàn ông Trung Quốc tự xưng là A Ngán và A Keng vừa hút thuốc lào vừa quan sát những người Việt làm việc. A Ngán cho hay quê ở Quảng Châu, chuyên mua và nuôi cá mú. Cá mú đen thu mua về rồi nuôi tiếp, đến khi cá nặng chừng 1kg mới bán; cá mú nghệ nặng 10kg thì bán, có thể đóng thùng đi đường bộ hoặc tàu từ Trung Quốc qua thu mua tại bè. “Chúng tôi ở đây đã lâu, có người lấy vợ Việt Nam và tách ra làm riêng rồi”, A Ngán khoe.

Những người Trung Quốc trên vịnh Cam Ranh. 

   Theo ông Hoàng Gia Ánh, chủ tịch hội nông dân phường Ba Ngòi, thành phố Cam Ranh, giá cá mú đen thương phẩm loại 1kg tại Cam Ranh hiện bán 200.000 đồng/kg, cá mú nghệ 250.000 đồng/kg. Thương lái Trung Quốc tại các bè trên đang thu mua loại cá mú nhỏ 0,5 – 0,6kg với giá bằng 1/2 giá cá thương phẩm. “Họ thu mua cá nhỏ sau đó nuôi thêm rồi xuất khẩu, bởi làm như vậy lời hơn so với mua cá lớn rồi xuất ngay”.

   “Họ tự làm chứ chúng tôi không cho phép”
   Theo ông Nguyễn Thành Long, đội phó đội Quản lý thị trường số 3, tại Cam Ranh đang có ít nhất bốn cơ sở thu mua và một cơ sở nuôi bè hải sản của người Trung Quốc, nhưng do người Việt Nam đứng tên; phường Cam Phúc Bắc có hai cơ sở, phường Cam Phú có một cơ sở. Riêng tại phường Cam Linh có hai cơ sở, trong đó cơ sở nuôi bè trên biển của công ty TNHH Song Phong. Song, ông Trần Tính, phó chủ tịch UBND phường Cam Linh cho rằng trên địa bàn chỉ có một cơ sở thu mua hải sản với khoảng 5 – 7 người Trung Quốc hoạt động, đứng tên kinh doanh là công ty TNHH Khải Hoàn của người Việt Nam. “Cơ sở này thuê đất trên bờ của người Việt, còn lồng bè trên biển thì họ tự làm chứ chúng tôi không cho phép”, ông Tính nói.
   Ông Tính cho biết thêm ở khu vực lồng bè có người Trung Quốc hoạt động, hiện nhiều lực lượng đang quản lý: trạm kiểm soát của đồn Biên phòng cửa khẩu, đồn Biên phòng 384, công an… Rất nhiều cơ quan quản lý, nhưng ông Tính phân bua: “Quá nhiều lực lượng song chúng ta đang lúng túng trong phân cấp xử lý vấn đề người nước ngoài. Qua các buổi giao ban chúng tôi đều có ý kiến về việc này, bản thân tôi thấy cần phải rút kinh nghiệm”.
   Cũng theo ông Tính, mỗi lần có mưa bão, phường ra di dời những người trên lồng bè vào bờ để tránh nguy hiểm, nhưng gặp khó khăn khi muốn đưa người Trung Quốc vào bờ. “Phần vì chúng tôi nói thì họ không hiểu, phần vì họ nghe dự báo thời tiết từ đài của họ nên họ không chịu di dời. Thực sự chúng tôi không biết họ có bao nhiêu người ở trên những bè đó”, ông Tính nói.
   Phó chủ tịch UBND thành phố Cam Ranh Nguyễn Ngọc Sơn, thừa nhận trên địa bàn có một số người nước ngoài nuôi trồng thuỷ sản. “Tuy nhiên, trên thực tế đến nay chưa có doanh nghiệp hay người nước ngoài nào xin phép nuôi trồng thuỷ sản tại vịnh Cam Ranh... Chúng tôi sẽ xử lý theo đúng quy định của pháp luật”, ông Sơn nói.
   Thương lái Trung Quốc khuấy động vùng trồng khóm

   Thương lái Trung Quốc thông qua thương lái các địa phương đã điều khiển giá thu mua khóm (dứa) tại các vùng chuyên canh khóm huyện Gò Quao, Giồng Riềng (Kiên Giang), Tân Phước (Tiền Giang), Vị Thanh (Hậu Giang) khiến giá mặt hàng này nhích lên được khoảng một tuần. Tuy nhiên, hoạt động mua bán khóm sôi động chỉ được một thời gian ngắn, sau đó rơi vào yên ắng. Hiện giá khóm loại 1 (từ 1,2kg trở lên) từ 3.800 – 4.000 đồng/kg.
   Ông Vu Suổi, chủ nhiệm HTX Thạnh Thắng (Hậu Giang) cho biết, thương lái Trung Quốc chỉ mua khóm loại 1, khóm hơi xanh chứ không mua khóm chín, khóm trái nhỏ. Tại Hậu Giang, các lái Trung Quốc chỉ tuyển lựa, thu mua thời gian ngắn rồi chuyển khóm về Trung Quốc bằng xe đông lạnh. Tuy nhiên, mấy ngày gần đây, không thấy thương lái Trung Quốc xuất hiện trở lại trên địa bàn. Chính vì vậy, nhiều thương lái Việt Nam và nông dân khóc ròng.

Ngọc Tùng
Theo Lê Anh
Sài Gòn Tiếp thị

"Tại sao không có thông tin nào về vị đại gia đã mua dâm Hồng Hà?"


 "Tôi cá là, đại gia nào cũng phải chịu những ê chề như cách mà Hồng Hà đang trải qua thì cả đời không dám mua dâm lần thứ 2".


LTS: Ngay sau thông tin về việc người mẫu, diễn viên Hồng Hà bị bắt, tòa soạn Giáo dục Việt Nam đã nhận được rất nhiều phản hồi của độc giả. Đa phần các độc giả tỏ ra không bất ngờ trước thông tin có  người của giới showbiz làm công việc này. Có ý kiến đồng tình rằng, để tồn tại trong thế giới đầy hoàng nhoáng, thu nhập từ nghề không đủ sống do đó, không chỉ riêng Hồng Hà mà thực tế còn có nhiều chân dài khác đang phải bán thân nhưng chỉ là khác hình thức mà thôi. Không đồng tình với cách kiếm sống của những cô gái như Hồng Hà nhưng một độc giả, một người mẹ của hai cô con gái xinh đẹp đang tuổi trăng tròn khi gửi thư tới Giáo dục Việt Nam đã trăn trở về một sự thật khác, một khía cạnh hay cũng có thể nói là một giải pháp để hạn chế tệ nạn xã hội này, đó là công khai những người đã tham gia mua dâm, những vị đại gia đã bỏ nhiều tiền để mua sự vui vẻ với các người đẹp. 

Giáo dục xin đăng nguyên văn bức thư này.

Gửi tòa soạn báo điện tử giaoduc.net.vn!


Thưa quý toà soạn, thật khó nói cho tỏ tường tâm trạng của tôi khi viết những dòng chữ này. Trong hai ngày nghỉ, khi được quây quần bên gia đình nhỏ của mình thì hình ảnh Hồng Hà ở cơ quan công an cứ ám ảnh tôi mãi. Điều gì đã đẩy đưa cô gái trẻ như Hồng Hà vào con đường nhơ nhuốc như vậy. Vì đồng tiền trong thời buổi người khan của hiếm hay vì chính vì sự thắng thế của đồng tiền đã đẩy những cô gái trẻ vào con đường bán rẻ nhân phẩm, đạo đức của mình?
Vợ chồng tôi có hai cháu gái khá xinh đẹp đang độ tuổi trưởng thành. Cháu lớn hiện đang phải xa nhà lên Hà Nội học đại học. Là người mẹ, thực sự tôi chưa bao giờ hết lo lắng cho con. Điều may mắn là mẹ con tôi có thể tâm sự như hai người bạn nên con gái cũng kể cho tôi về những người bạn, thậm chí những lời dụ dỗ từ phía những người đáng tuổi bố cháu. Vì thế cũng thật may là vợ chồng tôi có thể bảo ban cháu đúng lúc. Và do đó, tôi hoàn toàn hình dung được những cạm bẫy, cám dỗ có thể xảy ra trong cuộc sống của cô gái từ tỉnh lẻ lên Hà Nội lập nghiệp như Hồng Hà.
Hình ảnh Hồng Hà ở cơ quan công an
Và theo tôi, trong chuyện này, Hồng Hà thực sự đã đi lầm đường nhưng cô ấy cũng thật đáng thương. Chúng ta đừng nhìn Hồng Hà bằng ánh mắt xét nét, soi mói mà nên dành sự cảm thông nhất định cho cô gái trẻ này. Điều khiến tôi băn khoăn là tại sao báo chí và cả cơ quan công an không hề đưa ra bất kỳ thông tin nào về vị đại gia đã mua dâm cô ấy?
Có phải xã hội ta đang thiếu công bằng với phụ nữ, đang bao che cho cái xấu hoành hành? Hồng Hà không thể bán dâm một mình được, nếu như không có một “thằng cha” nào đó thừa tiền, dửng mỡ thích mua rẻ thân xác của phụ nữ. Nhưng tại sao cả xã hội chẳng ai quan tâm “thằng cha” giấu mặt ấy là ai, mặt mũi, hình thù như thế nào, làm công ty nào, mua dâm bao nhiêu lần với Hồng Hà, thậm chí vợ con là ai, họ suy nghĩ như thế nào khi người chồng, người cha của mình là một kẻ đồi bại? 
Nữ diễn viên Hồng Hà vừa bị cơ quan công an bắt trong một vụ bán dâm
Có thể có người sẽ nghĩ cách nghĩ của tôi thật tàn nhẫn khi muốn cả gia đình họ chịu đắng cay, nhưng công bằng mà nói thì đã là công dân thì cần phải được đối xử như nhau chứ? Tất cả những điều tôi nói chưa có gì tàn nhẫn khi xã hội ta đang làm điều ấy với một cô gái trẻ, mà con đường đời phía trước còn rất dài như Hồng Hà.
Tôi từng biết rằng, trong pháp lệnh xử lý mại dâm quy định người mua dâm chỉ bị xử phạt hành chính và gửi thông báo về địa phương. Nhưng như vậy là chúng ta đang thiếu công bằng với phụ nữ. Tôi mong sau khi báo chí đưa tin rầm rộ về Hồng Hà thì cũng có được những thông tin về người đã mua dâm cô ấy. Tôi cá là, đại gia nào cũng phải chịu những ê chề như cách mà Hồng Hà đang trải qua thì cả đời không dám mua dâm lần thứ 2.
Số tiền hàng nghìn USD đó có thể chi phí được gần 1 năm cho con gái tôi ăn học đủ đầy, cho các cháu vùng cao hàng trăm bữa cơm có thịt, có thể xây được một căn nhà tình nghĩa ấm cúng cho một ông, bà cụ neo đơn ở một làng quê nào đó. Nhưng người ta lại dùng số tiền ấy để mua một điều hết sức thiêng liêng trong cuộc đời của một cô gái, thì không còn gì đáng lên án hơn.
Là người mẹ, tôi thực lòng không muốn đứa con xa nhà của mình tiếp nhận những thông tin xấu về những cá nhân cùng trang lứa với cháu như trường hợp của Hồng Hà. Nhưng làm sao giấu cháu được trong thời đại thế giới phẳng như hiện nay. Tôi càng không muốn lừa dối cháu rằng Hồng Hà không có lỗi, nhưng thực lòng tôi muốn dạy cháu về bài học công bằng, có vay có trả trong chuyện mua bán dâm của Hồng Hà. 
Độc giả Đặng Nguyễn Mai, Bắc Giang (GDVN)

GS Nguyễn Minh Thuyết: “Bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng là việc không thể bào chữa"

“Một Bộ trưởng từng “trảm tướng” ngay tại công trường vì không hoàn thành nhiệm vụ thì sao có thể bổ nhiệm người như thế?”

Căn cứ vào đâu mà bổ nhiệm như thế?

Trao đổi với phóng viên báo Giáo dục Việt Nam, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết – Đại biểu Quốc hội khóa XI, XII cho biết: “Tôi không đồng tình trước thông tin cho rằng bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng là đúng quy trình.
Nếu nói là đúng quy trình thì ngay việc bầu bà Đặng Thị Hoàng Yến vào Quốc hội cũng đúng quy trình. Nhưng dù đúng đến đâu thì đó cũng chỉ là đúng về hình thức. Huống chi, trường hợp bổ nhiệm Dương Chí Dũng là bổ nhiệm một người có khả năng trở thành tội phạm kinh tế trong một vụ án lớn vào một chức vụ quản lý nhà nước ở cấp Bộ". 
GS. TS Nguyễn Minh Thuyết: Việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng là sai lầm và thất bại (Ảnh: Nguyễn Hưng/VNE)
GS Thuyết nói: "Khoản 3 Điều 5 Luật Cán bộ, công chức quy định: “Việc sử dụng, đánh giá, phân loại cán bộ, công chức phải dựa trên phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực thi hành công vụ.” Khoản 1 Điều 51 quy định: “Việc bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý phải căn cứ vào: a) Nhu cầu, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị; b) Tiêu chuẩn, điều kiện của chức vụ lãnh đạo, quản lý.” Bộ trưởng GTVT căn cứ vào đâu mà bổ nhiệm một người như ông Dũng làm Cục trưởng Cục Hàng hải?”.
Ông Thuyết phân tích: “Theo thông tin trên báo chí, ngày 7/9/2011, Thanh tra Chính phủ bắt đầu thanh tra việc quản lý và sử dụng vốn, tài sản tại Vinalines. Theo đúng quy định về thời hạn thanh tra (không quá 60 ngày; trường hợp phức tạp, phải kéo dài, không quá 90 ngày) thì quy trình thanh tra kết thúc vào đầu tháng 11, chậm lắm là trong tháng 12/2011.

Thế mà đầu tháng 2/2012, tức gần 2 tháng sau khi quy trình thanh tra kết thúc, ông Dương Chí Dũng được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Hàng hải VN. Không ai có thể tin là trong cả quá trình thanh tra, lãnh đạo Bộ GTVT không biết gì về những sai phạm của Vinalines và trách nhiệm của ông Dũng. Và dù không biết thì cũng không thể “luân chuyển” người đứng đầu đơn vị đang phải thanh tra sang nhận nhiệm vụ khác”.
Theo GS Thuyết, việc ông Dương Chí Dũng bỏ trốn cũng là một việc kỳ lạ (Ảnh: NLĐ)
"Việc bổ nhiệm ông Dũng là không bình thường"

“Trả lời báo chí, ông Nguyễn Đình Hương, nguyên Phó trưởng ban Tổ chức Trung ương nói: “Chuyện đề bạt cán bộ khi thanh tra đang làm việc, trong tổ chức cán bộ là chuyện hết sức cấm”. Tôi cho rằng việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng là không bình thường. Nhất là một Bộ trưởng từng “trảm tướng” ngay tại công trường vì không hoàn thành nhiệm vụ thì sao có thể bổ nhiệm người như thế?
Giả sử tạm tin rằng việc bổ nhiệm ông Dũng đúng quy trình nhưng chỉ sau 3 tháng ông ấy được bổ nhiệm, Công an đã có quyết định khởi tố bắt tạm giam, bản thân người được bổ nhiệm lại chạy trốn… Như vậy thì việc bổ nhiệm này là sai lầm và thất bại. Người bổ nhiệm cán bộ phải chịu trách nhiệm, không có gì để bào chữa nữa”, ông Thuyết nói tiếp.

Ai chịu trách nhiệm về việc ông Dũng bỏ trốn?
Theo ông Thuyết, việc ông Dương Chí Dũng bỏ trốn cũng là một việc kỳ lạ. Đối với những người có khả năng bị khởi tố như ông Dũng thì công an thường theo dõi rất chặt, làm sao có thể bỏ trốn ngay đúng trước thời điểm công bố quyết định khởi tố và bắt tạm giam được?
“Vừa cách đây hơn 1 năm, hai nhân vật đóng vai trò đầu mối sai phạm trong vụ Vinashin bỏ trốn thành công ngay trước khi bị tống đạt quyết định khởi tố. Chẳng lẽ sau đó, cơ quan công an không hề rút kinh nghiệm, lại để xảy ra việc nhân vật “cộm cán” như Dương Chí Dũng chạy thoát? Ai phải chịu trách nhiệm về việc này?”, ông Thuyết đặt ra câu hỏi.

Hồng Chính Quang (GDVN)

Học sinh Hà Nội biểu diễn Vũ điệu lớn hướng đến Olympics và Paralympics 2012

Chương trình diễn ra ở trường Trung học cơ sở Gia Thụy, Gia Lâm, Hà Nội, bắt đầu với hội trại mang chủ đề "Sức mạnh của Thể thao"; hướng đến Olympics và Paralympics 2012.
Chương trình diễn ra ở trường Trung học cơ sở Gia Thụy, Gia Lâm, Hà Nội, bắt đầu với hội trại mang chủ đề "Sức mạnh của Thể thao"; hướng đến Olympics và Paralympics 2012.
Các em học sinh Hà Nội đồng diễn màn "Power Of the Games," một phần của Vũ điệu lớn (Big Dance 2012) hướng về Thế vận hội London 2012 tại một trường học ở Hà Nội, hôm 26/5/2012
500 em học sinh trên khắp Hà Nội đã tham dự sự kiện do Hội đồng Anh ở Việt Nam tổ chức hôm thứ Bảy 26/5.
>Trước đó, điểm nhấn văn hóa của Thế vận hội London 2012 đã truyền cảm hứng nhảy múa và thể thao cho các bạn trẻ Việt Nam ở Sài Gòn, Đà Nẵng và Hải Phòng
Chương trình Ngày hội Sức mạnh của Thể thao được tổ chức tại Hà Nội ngay sau khi Big Dance được tổ chức thành công ở Hải Phòng ngày 18 tháng Năm.
Đến nay hàng nghìn bạn trẻ từ hơn 100 trường trung học cơ sở trên khắp Việt Nam đã tham gia Vũ điệu lớn, hoạt động trong khuôn khổ dự án "kết nối lớp học" do Hội đồng Anh tổ chức với sự hỗ trợ của Bộ Giáo dục và Đào tạo
BBC

Cảnh sát Việt Nam thu giữ xác ba con hổ

Cảnh sát Việt Nam hôm thứ Ba nói đã thu giữ được xác của ba con hổ sau một cuộc đọ súng với những kẻ buôn lậu ở tỉnh miền Trung, Nghệ An, theo truyền thông trong nước.
Cảnh sát nói ba con hổ đã bị xẻ thịt, ướp lạnh được vận chuyển trên một xe hơi và đang trên đường vận chuyển đi tiêu thụ tới Hà Nội vào chiều 28/5 theo giờ địa phương.
Xác ba con hổ ở tỉnh Nghệ An đã bị giới buôn lậu
 xẻ thịt, ướp đá trước khi bị thu giữ
Ba con hổ có trọng lượng khoảng 320 kg đã được phát hiện sau một cuộc rượt đuổi của cảnh sát mà trong đó những kẻ buôn lậu được tường thuật đã nổ súng chống cự trong lúc tháo chạy.
Cảnh sát nói đã bắt được một người đàn ông trong số những người vận chuyển, người này khai rằng "có nhiệm vụ áp tải số hàng trên cho một người không quen biết," theo tờ Tuổi tre Online.
Tờ VnExpress tường trình người đàn ông này đã bị bắt cùng chiếc xe hơi chở xác ba con hổ, sau khi hai "đồng phạm" bỏ chạy, khai rằng người này "được một người đàn ông thuê chở thịt lợn rừng từ Hà Tĩnh ra huyện Quỳnh Lưu nhưng không ngờ số hàng đó lại là hổ".
"Chúng tôi đã bắt giữ tài xế lái chiếc xe, nhưng đồng phạm của người này đã bỏ chạy sau khi nổ súng vào chúng tôi," ông Trần Hữu Hồng, lãnh đạo cơ quan cảnh sát môi trường tỉnh Nghệ An được hãng tin Pháp AFP trích thuật nói.
"Chúng tôi sẽ khám nghiệm xác ba con hổ để xác định nguồn gốc của chúng," quan chức cảnh sát này nói với AFP.
'Nguy cơ xóa sổ'
Hiện còn chưa tới 50 con hổ được cho là còn sống ở các khu vực rừng hoang dã ở vùng xa trên khắp lãnh thổ Vệt Nam, nhưng dân số hổ ít ỏi này đang bị những kẻ đi săn và buôn lậu triệt bỏ.
Khoảng 120 con hổ đã bị bắt giữ, theo thống kê chính thức được hãng tin Pháp trích dẫn.
Trên khắp thế giới, một số lượng ít ỏi khoảng 3.200 con vật cùng họ với loài hổ còn sống sót trong hoang dã nhưng đang bị lùng sục, săn bắt để lấy da, xương và các bộ phận cơ thể khác làm thuốc cổ truyền Trung Quốc.
Một dự đoán do tổ chức Quỹ động vật hoang dã (WWF) công bố năm 2010 cho rằng loài hổ sẽ bị tuyệt chủng trong vòng 10 năm, nếu không được bảo vệ tốt hơn.
Hãng AFP cho hay Bộ tài nguyên và môi trường của Việt Nam đang soạn thảo một chương trình quốc gia mới nhằm bảo tồn loài thú hoang dã đang có nguy cơ bị xóa sổ rất cao này.
BBC 

Bà Aung San Suu Kyi lần đầu xuất ngoại sau 24 năm

Lãnh tụ đối lập Miến Điện, bà Aung San Suu Kyi, vừa tới Thái Lan trong chuyến xuất ngoại đầu tiên kể từ hơn 20 năm qua.

Bà tới dự Diễn đàn kinh tế thế giới về Đông Á.

Trong hai thập niên qua bà hoặc bị quản thúc tại gia hoặc luôn sợ rằng nếu rời khỏi Miến Điện sẽ không được phép quay trở lại.
Nhưng những cải cách mới đây đã dẫn tới việc bà thắng cử vào Quốc hội hồi tháng trước và bà tin tưởng rằng bà sẽ được phép trở lại Miến Điện.
Bà Suu Kyi, một nhà lãnh đạo vì dân chủ, đã được cấp hộ chiếu hồi đầu tháng Năm.
Bà San Suu Kyi được đám đông chào đón
trong chuyến xuất ngoại đầu tiên kể từ hơn 20 năm qua
Khi tới sân bay Rangoon bà nói với hãng thông tấn AFP rằng chuyến đi này là "một phần công việc" của bà.
"Tôi sẽ ở lại đó bốn hoặc năm ngày ... tôi sẽ đi thăm một trại tị nạn," bà San Suu Kyi nói.
Khỏang 130.000 người tị nạn Miến Điện đang sống tại các trại ở Thai Lan sau khi phải bỏ chạy vì tình trạng giết chóc ở quê nhà.
Sau chuyến đi của bà tới Thái Lan, bà dự định sẽ trở lại Miến Điện trước khi sang châu Âu vào tháng Sáu.
Bà dự kiến sẽ tới Na Uy để chính thức nhận giải Nobel Hòa bình mà bà được tặng năm 1991, và sẽ tới thăm Anh Quốc nơi bà có thân nhân đang sinh sống tại đây.
Có tin là bà cũng sẽ đi thăm Geneva, Paris và Ireland.
Trước khi lên chuyến bay đi Thái Lan, bà San Suu Kyi đã gặp Thủ tướng Ấn Độ, ông Manmohan Singh, người đang thăm Miến Điện - nhà lãnh đạo Ấn Độ đầu tiên làm việc này kể từ năm 1987.
Trong thời gian chuyến viếng thăm của Thủ tướng Ấn, hai quốc gia đã ký một lọat các thỏa thuận, bao gồm một thỏa thuận tín dụng trị giá 500 triệu đô la.
Họ cũng thỏa thuận về phát triển khu vực biên giới, các dịch vụ hàng không, trao đổi văn hóa và thành lập diễn đàn đầu tư và thương mại chung giữa hai nước.
BBC 

29.5.12

Hình ảnh rúng động Trung Quốc:19 ngày cuối đời của một con nghiện

Từ ngày 18/4 đến ngày 6/5, phóng viên tờ Đô thị phương Nam có mặt tại một gian phòng trọ ẩm thấp, tồi tàn trong tiết trời mưa rả rích ghi lại những khoảnh khắc cuối cùng của một đời người, 19 ngày cuối của một người nghiện ma túy. Ngô Quế Lâm, tên nhân vật chính trong bộ ảnh gây rúng động dư luận Quảng Đông sau khi tờ Đô thị phương Nam phát hành nhật ký 19 ngày cuối đời và bộ ảnh gây ấn tượng mạnh đối với độc giả, 12 tuổi mồ côi cha, mẹ dẫn 2 em tái giá, 14 tuổi bắt đầu dính vào ma túy.


Khuyên mọi người, đừng ai dại dột dính vào ma túy
Cuộc đời của Ngô Quế Lâm chìm trong khói trắng từ ngày đó. Ngày 18/4 vừa rồi, Ngô Quế Lâm một xu dính túi không có đột ngột bị vỡ động mạch đùi phải, máu phọt lên tường khiến y hoang mang cực độ. ẢNH: Buổi trưa nóng bức, Ngô Quế Lâm cởi bỏ áo ngoài để lộ hình xăm trổ đại bàng trên tấm lưng tàn tạ
Hút chích ma túy suốt một thời gian dài, vết thương của y càng ngày càng rộng, nhưng máu chảy ra từ động mạch mỗi lúc một ít dần khiến Ngô Quế Lâm bất giác cảm thấy ngày cuối cùng của cuộc đời mình đã đến rất gần. ẢNH: Nàng tiên nâu vẫn đeo đuổi ám ảnh Ngô Quế Lâm đến những phút cuối đời
19 ngày cuối cùng, Ngô Quế Lâm hồi tưởng lại cuộc đời nghiện ngập của mình trong căn phòng ẩm mốc, hôi hám và viết lại những dòng nhật ký cuối cùng. ẢNH: Vỡ động mạch đùi, y được đưa vào viện điều trị nhưng không ăn thua, lại trốn ra ngoài nằm vật vạ đầu đường xó chợ, mảnh thân tàn không chút vải che

Cổ tay vẫn còn tem bệnh nhân
Người dân quanh vùng không ai dám lại gần, họ chỉ biết báo cảnh sát
Không đủ sức ngồi dậy hay lết đi nửa bước, cảnh sát địa phương và nhân viên y tế phải khiêng y về phòng trọ
Cặp mắt con nghiện lim dim nhìn những người đến giúp mình
Chìa cánh tay khẳng khiu như que củi vẫn còn dính tem khám bệnh cho phóng viên
Điều trị không hiệu quả do sử dụng ma túy trong một thời gian quá dài, những ngày cuối cùng Ngô Quế Lâm trở về phòng trọ
Không thèm mặc quần áo, y ngồi một mình suy tư về quãng đời đã qua
Những ngày cuối cùng
Và những ngày sắp đến, cái chết đang chờ đợi
Những miếng bông dính máu vứt rải rác khắp căn phòng hôi hám
Chiếc bát đôi đũa cáu bẩn vứt chỏng lỏn giữa nền nhà
Một hộp cơm được phóng viên mua cho, y ngồi cố nuốt
Bạn nghiện thi thoảng vứt cho y một "tép"
Chích cho bớt đau đớn thân tàn
Nóng bức, đau đớn, khó chịu, y cởi tất, đốt hết
Đêm xuống, bên ánh nến y nghĩ lại cuộc đời đã qua và sắp kết thúc
Đêm xuống, đời tàn
"Riêng một góc phòng"
Cố chút sức tàn viết lại mấy dòng nhật ký
Khuyên mọi người, đừng ai dại dột dính vào ma túy
Đêm cuối cuộc đời
Ánh đèn vụt tắt cũng là lúc đời người chấm dứt
Sáng 6/5 xác Ngô Quế Lâm được đưa vào nhà xác địa phương
Cái kết buồn của một cuộc đời nghiện ngập
Di vật
"Bạn đồng hành" của một con nghiện
Cuốn nhật ký nghuệch ngoạc
Thêm một cái tên trong danh sách tử thi: Ngô Quế Lâm